CTTĐT - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại, vẻ vang, đưa nước ta từ một nước thuộc địa thực dân nửa phong kiến thành một quốc gia độc lập, tự do, xây dựng và phát triển theo con đường XHCN. Gắn liền với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thống lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Đảng bộ huyện Lục Yên ra đời có tổ chức chặt chẽ và có những bước phát triển vững chắc.
Trung tâm huyện lỵ Lục Yên hôm nay.
Năm 1941, đồng chí Vũ Dương - nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, người cộng sản đầu tiên đến Lục Yên tuyên truyền và đặt nền móng cho cách mạng huyện Lục Yên. Tháng 4 năm 1945, trong cao trào tiền khởi nghĩa, có nhiều cán bộ cách mạng và những người con trung kiên của các địa phương trong và ngoài tỉnh tiếp tục đến tuyên truyền, giác ngộ quần chúng nhân dân trong huyện làm cách mạng. Bằng ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, lòng căm thù giặc sâu sắc, huyện Lục Yên đã xây dựng được hệ thống cơ sở cách mạng và căn cứ Cổ Văn ra đời - một minh chứng sinh động về lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên.
Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, từ căn cứ Cổ Văn, phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng, đặc biệt là Phố Lục Yên. Khí thế cách mạng tiền khởi nghĩa sục sôi làm cho bộ máy chính quyền Nhật - Pháp hoang mang, rệu rã cực độ. Lực lượng vũ trang kết hợp với nhân dân trong Phố đồng khởi quyết tâm hạ đồn Châu Lục Yên tạo nên thế trận hiệp đồng chặt chẽ. Toàn bộ quan chức, binh lính, chính quyền cũ hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện. 5 giờ chiều ngày 24/7/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tại Châu lỵ Lục Yên giành thắng lợi vẻ vang; Lục Yên là một trong những địa phương giành được chính quyền sớm, trọn vẹn, ít hao tổn xương máu.
Ngày 4/12/1946, tại nhà bà Năm Công (phố Lục Yên) - nay là xã Tân Lĩnh, hội nghị Đảng của huyện Lục Yên được tổ chức và tại đây đã tiến hành Lễ kết nạp đảng viên đầu tiên. Ngày 22/4/1947, Tỉnh uỷ Yên Bái ra Nghị quyết thành lập Ban Huyện uỷ Lục Yên gồm 3 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Minh được Tỉnh ủy giới thiệu là Bí thư. Ban Huyện ủy Lục Yên được thành lập đánh dấu bước trưởng thành tổ chức đảng, từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào của địa phương.
Việc thành lập Ban Huyện ủy Lục Yên là sự kiện hết sức trọng đại, đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn huyện Lục Yên. Đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc kháng chiến ở địa phương tại thời điểm đó, đồng thời đem lại cho nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên niềm phấn khởi và sự tin tưởng to lớn vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vào thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc.
Ngày 16/12/1964, Chính phủ ra Quyết định số 117/CP thành lập huyện Bảo Yên trên cơ sở tách từ huyện Lục Yên 14/40 xã phía Bắc. Tháng 01/1965, chuyển từ Đảng bộ huyện Lục Yên 13 chi bộ với 192 đảng viên, 03 Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, 03 Ủy viên Ban hành chính huyện và đồng chí Bí thư Huyện ủy để thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên. Đảng bộ huyện Lục Yên còn 31 tổ chức đảng cơ sở và 887 đảng viên. Mặc dù chia tách nhưng Đảng bộ và Nhân dân hai huyện Lục Yên - Bảo Yên luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó sắt son bằng tình cảm anh em, đồng chí, thường xuyên giúp đỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng hướng tới sự phát triển bền vững.
Đồng chí Nguyễn Chương Phát (thứ 2 bìa phải) Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra mô hình phát triển vùng cây ăn quả của huyện (ảnh Báo Yên Bái)
Trải qua 70 năm, Đảng bộ huyện Lục Yên đã liên tục phát triển về quy mô và không ngừng được củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo nhân dân địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị to lớn của các giai đoạn cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, nhân dân các dân tộc Lục Yên đã cùng với nhân dân cả nước làm tốt công tác xây dựng lực lượng kháng chiến, chống giặc càn quét bảo vệ quê hương, vừa xây dựng hậu phương vững mạnh, vừa ra sức phục vụ tiền tuyến đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Mùa đông năm 1947, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên đã đón tiếp nhân dân các tỉnh Sơn La, Lào Cai và đồng bào một số vùng địch tạm chiến đến sơ tán. Huyện Lục Yên cũng là địa bàn hậu cứ an toàn cho các đơn vị chủ lực vệ quốc quân. Năm 1948, Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 được thành lập tại xã Khánh Thiện. Đồng bào các dân tộc huyện Lục Yên đã đồng cam cộng khổ với cán bộ, bộ đội, nhường cơm sẻ áo, hết mình chăm lo, bảo vệ an toàn tuyệt đối hàng nghìn người và nhiều cơ sở vật chất được chuyển đến địa phương trong thời gian dài. 9 năm kháng chiến trường kỳ, với mốc son chói lọi là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954), Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên tự hào đã đóng góp một phần công sức không nhỏ của mình cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
Từ những năm 1955 đến năm 1985, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện cùng với cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn. Huyện Lục Yên tiếp tục thực hiện tốt vai trò hậu phương đối với chiến trường miền Nam, dốc lòng cùng cả nước đóng góp cho tiền tuyến gần 30.000 tấn lượng thực, trên 1.500 tấn thực phẩm và hàng nghìn thanh niên lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu góp phần làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, huyện Lục Yên đã đóng góp không nhỏ về sức người, sức của, vừa chi viện chiến đấu, vừa tăng cường sản xuất ổn định đời sống, gửi ra chiến trường 2 tiểu đoàn quân chủ lực với 820 cán bộ, chiến sỹ, 700 dân công hỏa tuyến, trên 2.000 tấn lương thực, 53 tấn thực phẩm, trên 11 triệu đồng... huy động hàng nghìn ngày công, đào đắp hàng chục nghìn mét công sự phòng thủ trên các tuyến đường ra biên giới, góp phần vào chiến công chung của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
Trải qua các cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt, cùng với cả nước, huyện Lục Yên đã có 13.580 thanh niên nhập ngũ, 40 thanh niên xung phong, trong số đó 726 người không trở về, 532 người để lại một phần xương máu nơi chiến trường và 108 người phải mang trên mình những di chứng của chất độc da cam; 35 Mẹ Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lục Yên. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Lục Yên và xã Mường Lai được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; huyện Lục Yên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đồng chí Bùi Văn Thịnh (thứ 2 bìa trái) Chủ tịch UBND huyện kiểm tra tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Lục Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt khó, đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, xây dựng Lục Yên ngày càng phát triển. Từ một huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với tập quán du canh, du cư, nghèo nàn, lạc hậu... đến nay đã có bước đổi thay căn bản. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng; tận dụng được các nguồn lực đầu tư trong và ngoài huyện để phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh; từng bước xác định được một số giải pháp mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp. Đảng bộ xác định tập trung phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, từng bước quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu, thu hút mời gọi đầu tư, liên kết tạo ra chuỗi giá trị nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực có lợi thế, đặc biệt với nguồn tài nguyên đá quý, đá bán quý và đá trắng trữ lượng lớn, Lục Yên đã trở thành một trong những địa phương có tiềm năng thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đảng bộ huyện thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở các xã dọc Quốc lộ 70, Nghị quyết về chỉ đạo và giúp đỡ các thôn, bản đặc biệt khó khăn để xóa đói, giảm nghèo,... với nhiều giải pháp phù hợp, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Đời sống đại bộ phận nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt trên 22 triệu đồng/năm; huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,6%.
Trải qua 70 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, từ Ban Huyện ủy chỉ có 03 đảng viên, đến nay đã phát triển lên 53 tổ chức cơ sở đảng với trên 6.000 đảng viên. Đảng bộ huyện luôn thực hiện tốt các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… góp phần củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên với Đảng.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương (thứ 4 bìa trái) Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng tại xã Khai Trung (ảnh báo Yên Bái)
Kết quả trên là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lục Yên tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, tiềm năng con người, chú trọng công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Phát huy nội lực, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; tạo bước đột phá trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, từng bước chuyển dịch hợp lý cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng - an ninh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá là: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt; phát triển các ngành công nghiệp tập trung, gắn với bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Lục Yên xác định việc kế thừa và phát huy truyền thống cao quý ấy là trách nhiệm lớn lao của tất cả cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân các dân tộc trong huyện, để tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện Lục Yên phát triển toàn diện và bền vững.
2145 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại, vẻ vang, đưa nước ta từ một nước thuộc địa thực dân nửa phong kiến thành một quốc gia độc lập, tự do, xây dựng và phát triển theo con đường XHCN. Gắn liền với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thống lịch sử của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Đảng bộ huyện Lục Yên ra đời có tổ chức chặt chẽ và có những bước phát triển vững chắc.Năm 1941, đồng chí Vũ Dương - nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, người cộng sản đầu tiên đến Lục Yên tuyên truyền và đặt nền móng cho cách mạng huyện Lục Yên. Tháng 4 năm 1945, trong cao trào tiền khởi nghĩa, có nhiều cán bộ cách mạng và những người con trung kiên của các địa phương trong và ngoài tỉnh tiếp tục đến tuyên truyền, giác ngộ quần chúng nhân dân trong huyện làm cách mạng. Bằng ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, lòng căm thù giặc sâu sắc, huyện Lục Yên đã xây dựng được hệ thống cơ sở cách mạng và căn cứ Cổ Văn ra đời - một minh chứng sinh động về lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên.
Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, từ căn cứ Cổ Văn, phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng, đặc biệt là Phố Lục Yên. Khí thế cách mạng tiền khởi nghĩa sục sôi làm cho bộ máy chính quyền Nhật - Pháp hoang mang, rệu rã cực độ. Lực lượng vũ trang kết hợp với nhân dân trong Phố đồng khởi quyết tâm hạ đồn Châu Lục Yên tạo nên thế trận hiệp đồng chặt chẽ. Toàn bộ quan chức, binh lính, chính quyền cũ hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện. 5 giờ chiều ngày 24/7/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tại Châu lỵ Lục Yên giành thắng lợi vẻ vang; Lục Yên là một trong những địa phương giành được chính quyền sớm, trọn vẹn, ít hao tổn xương máu.
Ngày 4/12/1946, tại nhà bà Năm Công (phố Lục Yên) - nay là xã Tân Lĩnh, hội nghị Đảng của huyện Lục Yên được tổ chức và tại đây đã tiến hành Lễ kết nạp đảng viên đầu tiên. Ngày 22/4/1947, Tỉnh uỷ Yên Bái ra Nghị quyết thành lập Ban Huyện uỷ Lục Yên gồm 3 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Minh được Tỉnh ủy giới thiệu là Bí thư. Ban Huyện ủy Lục Yên được thành lập đánh dấu bước trưởng thành tổ chức đảng, từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào của địa phương.
Việc thành lập Ban Huyện ủy Lục Yên là sự kiện hết sức trọng đại, đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn huyện Lục Yên. Đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc kháng chiến ở địa phương tại thời điểm đó, đồng thời đem lại cho nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên niềm phấn khởi và sự tin tưởng to lớn vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vào thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc.
Ngày 16/12/1964, Chính phủ ra Quyết định số 117/CP thành lập huyện Bảo Yên trên cơ sở tách từ huyện Lục Yên 14/40 xã phía Bắc. Tháng 01/1965, chuyển từ Đảng bộ huyện Lục Yên 13 chi bộ với 192 đảng viên, 03 Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, 03 Ủy viên Ban hành chính huyện và đồng chí Bí thư Huyện ủy để thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên. Đảng bộ huyện Lục Yên còn 31 tổ chức đảng cơ sở và 887 đảng viên. Mặc dù chia tách nhưng Đảng bộ và Nhân dân hai huyện Lục Yên - Bảo Yên luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó sắt son bằng tình cảm anh em, đồng chí, thường xuyên giúp đỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng hướng tới sự phát triển bền vững.
Đồng chí Nguyễn Chương Phát (thứ 2 bìa phải) Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra mô hình phát triển vùng cây ăn quả của huyện (ảnh Báo Yên Bái)
Trải qua 70 năm, Đảng bộ huyện Lục Yên đã liên tục phát triển về quy mô và không ngừng được củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo nhân dân địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị to lớn của các giai đoạn cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, nhân dân các dân tộc Lục Yên đã cùng với nhân dân cả nước làm tốt công tác xây dựng lực lượng kháng chiến, chống giặc càn quét bảo vệ quê hương, vừa xây dựng hậu phương vững mạnh, vừa ra sức phục vụ tiền tuyến đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Mùa đông năm 1947, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên đã đón tiếp nhân dân các tỉnh Sơn La, Lào Cai và đồng bào một số vùng địch tạm chiến đến sơ tán. Huyện Lục Yên cũng là địa bàn hậu cứ an toàn cho các đơn vị chủ lực vệ quốc quân. Năm 1948, Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 được thành lập tại xã Khánh Thiện. Đồng bào các dân tộc huyện Lục Yên đã đồng cam cộng khổ với cán bộ, bộ đội, nhường cơm sẻ áo, hết mình chăm lo, bảo vệ an toàn tuyệt đối hàng nghìn người và nhiều cơ sở vật chất được chuyển đến địa phương trong thời gian dài. 9 năm kháng chiến trường kỳ, với mốc son chói lọi là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954), Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên tự hào đã đóng góp một phần công sức không nhỏ của mình cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
Từ những năm 1955 đến năm 1985, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện cùng với cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn. Huyện Lục Yên tiếp tục thực hiện tốt vai trò hậu phương đối với chiến trường miền Nam, dốc lòng cùng cả nước đóng góp cho tiền tuyến gần 30.000 tấn lượng thực, trên 1.500 tấn thực phẩm và hàng nghìn thanh niên lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu góp phần làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, huyện Lục Yên đã đóng góp không nhỏ về sức người, sức của, vừa chi viện chiến đấu, vừa tăng cường sản xuất ổn định đời sống, gửi ra chiến trường 2 tiểu đoàn quân chủ lực với 820 cán bộ, chiến sỹ, 700 dân công hỏa tuyến, trên 2.000 tấn lương thực, 53 tấn thực phẩm, trên 11 triệu đồng... huy động hàng nghìn ngày công, đào đắp hàng chục nghìn mét công sự phòng thủ trên các tuyến đường ra biên giới, góp phần vào chiến công chung của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
Trải qua các cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt, cùng với cả nước, huyện Lục Yên đã có 13.580 thanh niên nhập ngũ, 40 thanh niên xung phong, trong số đó 726 người không trở về, 532 người để lại một phần xương máu nơi chiến trường và 108 người phải mang trên mình những di chứng của chất độc da cam; 35 Mẹ Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lục Yên. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Lục Yên và xã Mường Lai được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; huyện Lục Yên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đồng chí Bùi Văn Thịnh (thứ 2 bìa trái) Chủ tịch UBND huyện kiểm tra tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Lục Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt khó, đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, xây dựng Lục Yên ngày càng phát triển. Từ một huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với tập quán du canh, du cư, nghèo nàn, lạc hậu... đến nay đã có bước đổi thay căn bản. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng; tận dụng được các nguồn lực đầu tư trong và ngoài huyện để phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh; từng bước xác định được một số giải pháp mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp. Đảng bộ xác định tập trung phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, từng bước quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu, thu hút mời gọi đầu tư, liên kết tạo ra chuỗi giá trị nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực có lợi thế, đặc biệt với nguồn tài nguyên đá quý, đá bán quý và đá trắng trữ lượng lớn, Lục Yên đã trở thành một trong những địa phương có tiềm năng thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đảng bộ huyện thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở các xã dọc Quốc lộ 70, Nghị quyết về chỉ đạo và giúp đỡ các thôn, bản đặc biệt khó khăn để xóa đói, giảm nghèo,... với nhiều giải pháp phù hợp, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Đời sống đại bộ phận nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt trên 22 triệu đồng/năm; huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,6%.
Trải qua 70 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, từ Ban Huyện ủy chỉ có 03 đảng viên, đến nay đã phát triển lên 53 tổ chức cơ sở đảng với trên 6.000 đảng viên. Đảng bộ huyện luôn thực hiện tốt các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… góp phần củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên với Đảng.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương (thứ 4 bìa trái) Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng tại xã Khai Trung (ảnh báo Yên Bái)
Kết quả trên là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lục Yên tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, tiềm năng con người, chú trọng công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Phát huy nội lực, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; tạo bước đột phá trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, từng bước chuyển dịch hợp lý cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng - an ninh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá là: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt; phát triển các ngành công nghiệp tập trung, gắn với bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Lục Yên xác định việc kế thừa và phát huy truyền thống cao quý ấy là trách nhiệm lớn lao của tất cả cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân các dân tộc trong huyện, để tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện Lục Yên phát triển toàn diện và bền vững.