CTTĐT- Từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với 8 nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai từ năm 2016 đến nay huyện Trấn Yên đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Đề án đã thực sự đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả khá rõ nét.
Huyện Trấn Yên đã trồng mới được 576 ha măng tre Bát Độ.
Huyện Trấn Yên tham gia thực hiện 5 nhóm chính sách hỗ trợ trong tổng số 8 nhóm chính sách hỗ trợ của đề án gồm: Hỗ trợ cây ăn quả có múi; Hỗ trợ trồng quế; Hỗ trợ trồng măng tre Bát Độ; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi và Hỗ trợ phát triển thủy sản.
Năm 2016, tất cả chính sách hỗ trợ huyện Trấn Yên đều thực hiện vượt kế hoạch được giao. Đến thời điểm này của năm 2017 huyện Trấn Yên đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch 4/5 chính sách hỗ trợ trên địa bàn. Cụ thể, huyện đã trồng mới 576ha/550ha măng tre Bát Độ; 1.072 ha/200 ha quế; 100/80 ha cây ăn quả có múi; Thực hiện chuyển đổi 2 ha ruộng nuôi trồng thủy sản và đóng mới 10/3 lồng nuôi cá.
Riêng chính sách hỗ trợ chăn nuôi mới chỉ hoàn thành việc hỗ trợ chăn nuôi cho 7/5 cơ sở chăn nuôi gia cầm. Do ảnh hưởng của việc giá thịt lợn xuống thấp nên đến thời điểm này không phát triển thêm cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
Xác định việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp là yếu tố quyết định cho thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới triên địa bàn huyện, huyện Trấn Yên đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm, vì vậy ngoài 5 chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo phát triển cây chè chất lượng cao với khoảng 700 ha và vùng trồng dâu nuôi tằm với khoảng 350 ha.
Để việc triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất, trong thời gian tới Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Trấn Yên tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các đề án để bảo đảm phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng cao, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng mục tiêu các đề án đã đề ra.
706 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với 8 nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai từ năm 2016 đến nay huyện Trấn Yên đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Đề án đã thực sự đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả khá rõ nét. Huyện Trấn Yên tham gia thực hiện 5 nhóm chính sách hỗ trợ trong tổng số 8 nhóm chính sách hỗ trợ của đề án gồm: Hỗ trợ cây ăn quả có múi; Hỗ trợ trồng quế; Hỗ trợ trồng măng tre Bát Độ; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi và Hỗ trợ phát triển thủy sản.
Năm 2016, tất cả chính sách hỗ trợ huyện Trấn Yên đều thực hiện vượt kế hoạch được giao. Đến thời điểm này của năm 2017 huyện Trấn Yên đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch 4/5 chính sách hỗ trợ trên địa bàn. Cụ thể, huyện đã trồng mới 576ha/550ha măng tre Bát Độ; 1.072 ha/200 ha quế; 100/80 ha cây ăn quả có múi; Thực hiện chuyển đổi 2 ha ruộng nuôi trồng thủy sản và đóng mới 10/3 lồng nuôi cá.
Riêng chính sách hỗ trợ chăn nuôi mới chỉ hoàn thành việc hỗ trợ chăn nuôi cho 7/5 cơ sở chăn nuôi gia cầm. Do ảnh hưởng của việc giá thịt lợn xuống thấp nên đến thời điểm này không phát triển thêm cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
Xác định việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp là yếu tố quyết định cho thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới triên địa bàn huyện, huyện Trấn Yên đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm, vì vậy ngoài 5 chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo phát triển cây chè chất lượng cao với khoảng 700 ha và vùng trồng dâu nuôi tằm với khoảng 350 ha.
Để việc triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất, trong thời gian tới Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Trấn Yên tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyên, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các đề án để bảo đảm phát huy hiệu quả và có khả năng nhân rộng cao, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, có sản phẩm hàng hóa theo đúng mục tiêu các đề án đã đề ra.