CTTĐT - Ngày 21/07, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 2 tại huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh kiểm tra công trình cầu tràn liên hợp Nậm Đông 2 bị gẫy do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2
Theo báo cáo của huyện Văn Chấn, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, trên địa bàn huyện đã có 01 người bị mất tích do lũ cuốn trôi là chị Hờ Thị Chi, sinh năm 1982 ở thôn Khe Kẹn, xã Cát Thịnh; 1 nhà bị sập đổ hoàn toàn tại xã Nậm Búng; 41 nhà phải di dời người và tài sản đến nơi an toàn; 06 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy; 9 nhà bị sụt lún nền nhà phải di chuyển khẩn cấp; 16,26 ha lúa bị ngập úng; 4,29 ha ngô bị đổ gãy, vùi lấp; gây thiệt hại 0,05 ha áo cá và 400m2 cây công nghiệp. Mưa lũ cũng đã gây sạt lở 200m3 đất đá tại các tuyến đường trên địa bàn Thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Cát Thịnh, Minh An, Suối Giàng, Nghĩa Sơn, Suối Quyền; trôi 3 cầu phao tại xã An Lương; 04 đập đầu mối bị trôi, vùi lấp tại xã Chấn Thịnh; 663m kè bị sạt lở (trong đó kè Suối Thia bị sạt lở 563m trên địa bàn các xã Hạnh Sơn, Thạch Lương, Phúc Sơn, Phù Nham, kè Suối Nhì bị sạt lở 100m tại xã Phù Nham)… Ước tổng thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng.
Mưa lũ đã làm sạt lở kè Suối Thia đoàn tại xã Phù Nham, huyện Văn Chấn gây mất an toàn cho 71 hộ dân tại khu vực này
Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã cùng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại, thăm hỏi, động viên và huy động các lực lượng tại chỗ khẩn trương tìm kiếm, khắc phục những thiệt hại để đảm bảo, ổn định đời sống cho nhân dân. Huyện Văn Chấn cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét đầu tư sửa chữa ngay tuyến đê kè chống sạt lở Suối Thia và Suối Nhì để đảm bảo an toàn cho người dân; hỗ trợ kinh phí khắc phục san gạt đất đá trên các tuyến đường tỉnh lộ và 03 cầu phao trên địa bàn xã An Lương; đầu tư sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 trên địa bàn huyện.
Cầu tràn liên hợp Nậm Đông 2 ở xã Nghĩa An, Thị xã Nghĩa Lộ bị gẫy, sập do ảnh hưởng của mưa lũ
Tại thị xã Nghĩa Lộ đã có 01 người bị mất tích do lũ cuốn trôi là ông Lò Văn Vờ, sinh năm 1978 tại thôn Sang Hán, xã Nghĩa Lợi; ngập úng cục bộ tại tuyến đường Ao Sen và tuyến đường Tông Co 3; gây ngập 2.100m2 ao, 2 ha lúa; 6 nhà phải di dời 6 hộ ra khỏi vùng lũ quét tại phường Pú Trạng. Mưa lũ cũng gây sập gẫy cầu tràn liên hợp Nậm Đông 2, xã Nghĩa An; sạt lở đất tại đầu cầu treo Bản Xa; các đoạn kè suối Nung bị sạt lở do ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2016 đến nay tiếp tục sạt lở, gây nguy hiểm về tính mạng, tài sản của nhân dân. Ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã đã tổ chức 4 tổ tìm kiếm để tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi; chỉ đạo các xã thống kê thiệt hại, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ; Huy động lực lượng dân quân, nhân dân hỗ trợ di dời 6 hộ dân đến nơi an toàn và đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân…Thị xã Nghĩa Lộ cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục sạt lở ở các điểm: kè Suối Thia, kè suối Nậm Đông; sạt lở đầu cầu treo Bản Xa; sập gẫy cầu tràn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An.
Sau khi đi kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại tại các địa phương, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu UBND thị xã Nghĩa Lộ và UBND huyện Văn Chấn tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm người dân bị mất tích do lũ cuốn trôi; Quan tâm chỉ đạo để khôi phục sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo bà con nhân dân vệ sinh đồng ruộng, bón phân, phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, gieo cấy bổ sung diện tích hoa màu bị thiệt hại để nhanh chóng ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tiếp tục triển khai các phương án phòng chống thiên tai, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để di dời người dân đến nơi an toàn; tiếp tục phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ”. Đối với những tuyến kè đã bị sạt lở, cần có cảnh giới, cảnh báo để người dân biết và phòng tránh. Kiên quyết thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho người dân trên địa bàn, nhất là các hộ dân sống ở ven suối.
965 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 21/07, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 2 tại huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.Theo báo cáo của huyện Văn Chấn, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, trên địa bàn huyện đã có 01 người bị mất tích do lũ cuốn trôi là chị Hờ Thị Chi, sinh năm 1982 ở thôn Khe Kẹn, xã Cát Thịnh; 1 nhà bị sập đổ hoàn toàn tại xã Nậm Búng; 41 nhà phải di dời người và tài sản đến nơi an toàn; 06 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy; 9 nhà bị sụt lún nền nhà phải di chuyển khẩn cấp; 16,26 ha lúa bị ngập úng; 4,29 ha ngô bị đổ gãy, vùi lấp; gây thiệt hại 0,05 ha áo cá và 400m2 cây công nghiệp. Mưa lũ cũng đã gây sạt lở 200m3 đất đá tại các tuyến đường trên địa bàn Thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Cát Thịnh, Minh An, Suối Giàng, Nghĩa Sơn, Suối Quyền; trôi 3 cầu phao tại xã An Lương; 04 đập đầu mối bị trôi, vùi lấp tại xã Chấn Thịnh; 663m kè bị sạt lở (trong đó kè Suối Thia bị sạt lở 563m trên địa bàn các xã Hạnh Sơn, Thạch Lương, Phúc Sơn, Phù Nham, kè Suối Nhì bị sạt lở 100m tại xã Phù Nham)… Ước tổng thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng.
Mưa lũ đã làm sạt lở kè Suối Thia đoàn tại xã Phù Nham, huyện Văn Chấn gây mất an toàn cho 71 hộ dân tại khu vực này
Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã cùng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại, thăm hỏi, động viên và huy động các lực lượng tại chỗ khẩn trương tìm kiếm, khắc phục những thiệt hại để đảm bảo, ổn định đời sống cho nhân dân. Huyện Văn Chấn cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét đầu tư sửa chữa ngay tuyến đê kè chống sạt lở Suối Thia và Suối Nhì để đảm bảo an toàn cho người dân; hỗ trợ kinh phí khắc phục san gạt đất đá trên các tuyến đường tỉnh lộ và 03 cầu phao trên địa bàn xã An Lương; đầu tư sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 trên địa bàn huyện.
Cầu tràn liên hợp Nậm Đông 2 ở xã Nghĩa An, Thị xã Nghĩa Lộ bị gẫy, sập do ảnh hưởng của mưa lũ
Tại thị xã Nghĩa Lộ đã có 01 người bị mất tích do lũ cuốn trôi là ông Lò Văn Vờ, sinh năm 1978 tại thôn Sang Hán, xã Nghĩa Lợi; ngập úng cục bộ tại tuyến đường Ao Sen và tuyến đường Tông Co 3; gây ngập 2.100m2 ao, 2 ha lúa; 6 nhà phải di dời 6 hộ ra khỏi vùng lũ quét tại phường Pú Trạng. Mưa lũ cũng gây sập gẫy cầu tràn liên hợp Nậm Đông 2, xã Nghĩa An; sạt lở đất tại đầu cầu treo Bản Xa; các đoạn kè suối Nung bị sạt lở do ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2016 đến nay tiếp tục sạt lở, gây nguy hiểm về tính mạng, tài sản của nhân dân. Ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã đã tổ chức 4 tổ tìm kiếm để tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi; chỉ đạo các xã thống kê thiệt hại, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ; Huy động lực lượng dân quân, nhân dân hỗ trợ di dời 6 hộ dân đến nơi an toàn và đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân…Thị xã Nghĩa Lộ cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục sạt lở ở các điểm: kè Suối Thia, kè suối Nậm Đông; sạt lở đầu cầu treo Bản Xa; sập gẫy cầu tràn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An.
Sau khi đi kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại tại các địa phương, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu UBND thị xã Nghĩa Lộ và UBND huyện Văn Chấn tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm người dân bị mất tích do lũ cuốn trôi; Quan tâm chỉ đạo để khôi phục sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo bà con nhân dân vệ sinh đồng ruộng, bón phân, phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, gieo cấy bổ sung diện tích hoa màu bị thiệt hại để nhanh chóng ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tiếp tục triển khai các phương án phòng chống thiên tai, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để di dời người dân đến nơi an toàn; tiếp tục phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ”. Đối với những tuyến kè đã bị sạt lở, cần có cảnh giới, cảnh báo để người dân biết và phòng tránh. Kiên quyết thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho người dân trên địa bàn, nhất là các hộ dân sống ở ven suối.