Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP quý III năm 2017 đạt 7,46%, đưa tốc tăng trưởng 9 tháng đạt 6,41%. Tuy đây là tín hiệu tích cực, nhưng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Nhìn chung, kinh tế nước ta 9 tháng năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng cải thiện rõ nét qua từng quý. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28% và ước tính quý III tăng 7,46%. Mức tăng trưởng của 9 tháng năm nay cao hơn mức tăng 5,99% của cùng kỳ năm 2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện, đây cũng là tín hiệu tích cực để nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017. Các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Xuất khẩu tăng cao, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài đạt khá. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thấp hơn cùng kỳ và có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đối mặt với những khó khăn, thách thức: Công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút, sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu chững lại. Tiến độ thu ngân sách Nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Tình hình thiên tai, bão, lũ diễn biến phức tạp, bất thường ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế năm 2017, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm còn rất lớn. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp phải tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 cùng các giải pháp đã được đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện kịch bản tăng trưởng cả năm 2017, trong đó tập trung vào những nội dung sau đây:
Một là, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giảm lãi suất cho vay, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 đạt 21%. Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp cận vốn vay thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường và thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên.
Hai là, chủ động bám sát diễn biến thời tiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng cường các biện pháp giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo chuỗi liên kết gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo sản xuất bền vững. Có cơ chế, chính sách phù hợp về bảo hiểm tàu cá để ngư dân yên tâm bám biển.
Ba là, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, trong đó chú trọng các dự án lớn, dự án quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo thực hiện và giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2017. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, khuyến khích phát triển nhà ở xã hội; có giải pháp cụ thể nhằm bình ổn giá cát và vật liệu xây dựng.
Bốn là, tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu, góp phần duy trì tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu thông qua việc chuẩn bị các nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất sang các thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng nông sản. Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó với các rào cản thương mại, với những thay đổi chính sách của Mỹ áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam. Duy trì và tăng cường xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Năm là, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính sách, biện pháp hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ các thị trường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày tại Việt Nam. Tận dụng cơ hội quảng bá, thu hút khách quốc tế nhân dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao APEC tháng 11/2017 tại Đà Nẵng và các kỳ nghỉ lễ trùng với kỳ nghỉ đông của nhiều quốc gia trên thế giới như Lễ Noel, đón năm mới 2018.
Sáu là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ kịp thời, bảo đảm cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất./.
753 lượt xem
Theo Dangcongsan.vn
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP quý III năm 2017 đạt 7,46%, đưa tốc tăng trưởng 9 tháng đạt 6,41%. Tuy đây là tín hiệu tích cực, nhưng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.Nhìn chung, kinh tế nước ta 9 tháng năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng cải thiện rõ nét qua từng quý. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28% và ước tính quý III tăng 7,46%. Mức tăng trưởng của 9 tháng năm nay cao hơn mức tăng 5,99% của cùng kỳ năm 2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện, đây cũng là tín hiệu tích cực để nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017. Các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Xuất khẩu tăng cao, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài đạt khá. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thấp hơn cùng kỳ và có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đối mặt với những khó khăn, thách thức: Công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút, sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu chững lại. Tiến độ thu ngân sách Nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Tình hình thiên tai, bão, lũ diễn biến phức tạp, bất thường ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế năm 2017, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm còn rất lớn. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp phải tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 cùng các giải pháp đã được đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện kịch bản tăng trưởng cả năm 2017, trong đó tập trung vào những nội dung sau đây:
Một là, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giảm lãi suất cho vay, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 đạt 21%. Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp cận vốn vay thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường và thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên.
Hai là, chủ động bám sát diễn biến thời tiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng cường các biện pháp giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo chuỗi liên kết gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo sản xuất bền vững. Có cơ chế, chính sách phù hợp về bảo hiểm tàu cá để ngư dân yên tâm bám biển.
Ba là, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, trong đó chú trọng các dự án lớn, dự án quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo thực hiện và giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2017. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, khuyến khích phát triển nhà ở xã hội; có giải pháp cụ thể nhằm bình ổn giá cát và vật liệu xây dựng.
Bốn là, tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu, góp phần duy trì tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu thông qua việc chuẩn bị các nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất sang các thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng nông sản. Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó với các rào cản thương mại, với những thay đổi chính sách của Mỹ áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam. Duy trì và tăng cường xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Năm là, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính sách, biện pháp hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ các thị trường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày tại Việt Nam. Tận dụng cơ hội quảng bá, thu hút khách quốc tế nhân dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao APEC tháng 11/2017 tại Đà Nẵng và các kỳ nghỉ lễ trùng với kỳ nghỉ đông của nhiều quốc gia trên thế giới như Lễ Noel, đón năm mới 2018.
Sáu là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ kịp thời, bảo đảm cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất./.