Trong giai đoạn 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 215 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh.
Sản phẩm chè Suối Giàng (Văn Chấn) được xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Suối Giàng”.
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn song với sự hỗ trợ của Trung ương, hàng năm, tỉnh đã quan tâm ưu tiên dành phần lớn kinh phí sự nghiệp khoa học phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, triển khai đổi mới công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN).
Nhiều các đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh đã được triển khai thực hiện ứng dụng vào thực tiễn trong phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ KHCN chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm phục vụ mục tiêu thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 215 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp 133 đề tài, dự án, chiếm 61,8% tổng số đề tài, dự án; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 56 đề tài, chiếm 26,05% và lĩnh vực khác 26 đề tài, dự án, chiếm 12,09%. Các đề tài, dự án được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.
Kết quả việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp đã góp phần lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần tác động tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân trên địa bàn, đồng thời, gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học.
Trong những năm qua, tỉnh cũng đã quan tâm ưu tiên dành từ 55% đến 65% kinh phí sự nghiệp khoa học để lựa chọn các nhiệm vụ KH&CN, phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới như: chuyển giao các tiến bộ KHCN trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông - lâm sản góp phần thành công trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông. Tập trung đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất mà tỉnh có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản như: đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến khoáng sản…
Cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; nghiên cứu công nghệ mới phục vụ xây dựng, giao thông…
Một số dự án tiêu biểu như Dự án "Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái”; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh máy bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao tại Yên Bái; nghiên cứu, chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải…
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã triển khai các dự án khoa học ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các phần mềm chuyên ngành vào trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, đến nay nhiều cơ quan đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý văn bản phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành; xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác kế hoạch hóa vi mô tại các trường học, cơ sở y tế…; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai, số hóa bản đồ để lưu trữ, quản lý trên máy vi tính, ứng dụng kỹ thuật số để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến nay đang triển khai Dự án "Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giải pháp thải CO2” do Chính phủ Đức tài trợ từ nguồn vốn ODA với tổng kinh phí thực hiện 26,07 triệu Euro, trong đó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 5,57 Euro, với mục tiêu tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời đóng góp vào sự thích ứng của khu vực đối với biến đổi khí hậu và hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương.
Có thể nói, các nhiệm vụ KH&CN trong thời qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, với tiềm lực hạn chế, điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, với trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn và đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, do vậy nên các nhiệm vụ KH&CN còn ở mức độ, quy mô nhỏ, chưa có những nhiệm vụ mang tính đột phá, mang tính liên vùng…
Để triển khai thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án KH&CN quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt; tập trung nguồn lực, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN tham gia thực hiện, triển khai các chương trình, đề án quốc gia trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 như: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Chương trình đổi mới công nghệ; phát triển thị trường KH&CN; Chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp… xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh trọng tâm ưu tiên giai đoạn đến năm 2020 như: Chương trình công nghệ sinh học bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đến năm 2020; đưa công nghệ sinh học trở thành lĩnh vực KH&CN có đóng góp quyết định vào tăng trưởng kinh tế nông - lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh…
1002 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong giai đoạn 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 215 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh.Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn song với sự hỗ trợ của Trung ương, hàng năm, tỉnh đã quan tâm ưu tiên dành phần lớn kinh phí sự nghiệp khoa học phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, triển khai đổi mới công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN).
Nhiều các đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh đã được triển khai thực hiện ứng dụng vào thực tiễn trong phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ KHCN chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm phục vụ mục tiêu thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 215 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp 133 đề tài, dự án, chiếm 61,8% tổng số đề tài, dự án; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 56 đề tài, chiếm 26,05% và lĩnh vực khác 26 đề tài, dự án, chiếm 12,09%. Các đề tài, dự án được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.
Kết quả việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp đã góp phần lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần tác động tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân trên địa bàn, đồng thời, gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học.
Trong những năm qua, tỉnh cũng đã quan tâm ưu tiên dành từ 55% đến 65% kinh phí sự nghiệp khoa học để lựa chọn các nhiệm vụ KH&CN, phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới như: chuyển giao các tiến bộ KHCN trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông - lâm sản góp phần thành công trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông. Tập trung đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất mà tỉnh có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản như: đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến khoáng sản…
Cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; nghiên cứu công nghệ mới phục vụ xây dựng, giao thông…
Một số dự án tiêu biểu như Dự án "Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái”; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh máy bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao tại Yên Bái; nghiên cứu, chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải…
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã triển khai các dự án khoa học ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các phần mềm chuyên ngành vào trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, đến nay nhiều cơ quan đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý văn bản phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành; xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác kế hoạch hóa vi mô tại các trường học, cơ sở y tế…; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai, số hóa bản đồ để lưu trữ, quản lý trên máy vi tính, ứng dụng kỹ thuật số để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến nay đang triển khai Dự án "Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giải pháp thải CO2” do Chính phủ Đức tài trợ từ nguồn vốn ODA với tổng kinh phí thực hiện 26,07 triệu Euro, trong đó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 5,57 Euro, với mục tiêu tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời đóng góp vào sự thích ứng của khu vực đối với biến đổi khí hậu và hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương.
Có thể nói, các nhiệm vụ KH&CN trong thời qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, với tiềm lực hạn chế, điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, với trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn và đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, do vậy nên các nhiệm vụ KH&CN còn ở mức độ, quy mô nhỏ, chưa có những nhiệm vụ mang tính đột phá, mang tính liên vùng…
Để triển khai thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án KH&CN quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt; tập trung nguồn lực, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN tham gia thực hiện, triển khai các chương trình, đề án quốc gia trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 như: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Chương trình đổi mới công nghệ; phát triển thị trường KH&CN; Chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp… xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh trọng tâm ưu tiên giai đoạn đến năm 2020 như: Chương trình công nghệ sinh học bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đến năm 2020; đưa công nghệ sinh học trở thành lĩnh vực KH&CN có đóng góp quyết định vào tăng trưởng kinh tế nông - lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh…