Nhằm bảo vệ môi trường, tháng 8 năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã triển khai mô hình mẫu về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại 5 thôn của xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên với 20 bể thu gom được xây dựng.
Người dân xã Báo Đáp thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vào bể chứa.
Sau 2 năm đưa vào sử dụng, mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường từ việc nâng cao ý thức tới hành vi của người dân liên quan tới bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
Sau khi có các bể chứa và được cán bộ tuyên truyền về việc thu gom, người dân xã Báo Đáp đã ý thức và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định.
Ông Trần Sở Hữu ở thôn Đồng Trạng, xã Báo Đáp cho biết: "Trước đây, người dân thường vứt bao gói thuốc BVTV ngay tại bờ ruộng, khe suối, mương nước, có khi tự ý đốt hoặc chôn lấp không đúng quy định. Nay có bể thu gom, tình trạng này không còn nữa, vừa sạch đồng ruộng vừa bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi thấy việc thu gom này là rất tốt”.
Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên đánh giá: mô hình thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV của Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng tại xã Báo Đáp trong thời gian qua đã tạo ra hiệu quả tốt, các bao gói thuốc BVTV được thu gom tại vị trí được quy định góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ hiệu quả của mô hình thí điểm đó, người dân của xã Báo Đáp đã tăng cường đầu tư thêm bể thu gom bao gói thuốc BVTV trên các vị trí sườn đồi liên quan đến canh tác nông nghiệp và sử dụng thuốc BVTV. Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo nhân rộng mô hình tới các xã. Đến nay, gần 100% các xã có bể chứa thu gom bao gói thuốc BVTV.
Đơn cử như tại xã Nga Quán, theo Chủ tịch UBND xã Phạm Thăng Long, xã đã chỉ đạo xây dựng các bể thu gom bao gói thuốc BVTV từ năm 2016 và đã xây dựng được 17 bể đặt ở các vị trí thuận lợi cho việc thu gom, góp phần cho xã đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên Nguyễn Quang Trung cũng cho biết, với tính chất xử lý bao gói thuốc BVTV có những quy định riêng nên huyện cũng gặp khó khăn. Theo quy định của Nhà nước thì trên địa bàn tỉnh chưa có cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc thu gom và xử lý. Vì vậy mà huyện chưa chủ động được trong việc thu gom để mang đi xử lý.
"Trong thời gian tới, huyện mong muốn nhận được sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ một phần ngân sách nhà nước để chi cho việc thu gom xử lý bao gói thuốc BVTV theo quy định của pháp luật, đồng thời bố trí đơn vị có đủ tư cách pháp nhân ở trên địa bàn tỉnh để huyện có thể chủ động liên hệ trong việc xử lý bao gói thuốc BVTV” - ông Trung chia sẻ.
933 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhằm bảo vệ môi trường, tháng 8 năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã triển khai mô hình mẫu về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại 5 thôn của xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên với 20 bể thu gom được xây dựng.Sau 2 năm đưa vào sử dụng, mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường từ việc nâng cao ý thức tới hành vi của người dân liên quan tới bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
Sau khi có các bể chứa và được cán bộ tuyên truyền về việc thu gom, người dân xã Báo Đáp đã ý thức và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định.
Ông Trần Sở Hữu ở thôn Đồng Trạng, xã Báo Đáp cho biết: "Trước đây, người dân thường vứt bao gói thuốc BVTV ngay tại bờ ruộng, khe suối, mương nước, có khi tự ý đốt hoặc chôn lấp không đúng quy định. Nay có bể thu gom, tình trạng này không còn nữa, vừa sạch đồng ruộng vừa bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi thấy việc thu gom này là rất tốt”.
Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên đánh giá: mô hình thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV của Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng tại xã Báo Đáp trong thời gian qua đã tạo ra hiệu quả tốt, các bao gói thuốc BVTV được thu gom tại vị trí được quy định góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ hiệu quả của mô hình thí điểm đó, người dân của xã Báo Đáp đã tăng cường đầu tư thêm bể thu gom bao gói thuốc BVTV trên các vị trí sườn đồi liên quan đến canh tác nông nghiệp và sử dụng thuốc BVTV. Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo nhân rộng mô hình tới các xã. Đến nay, gần 100% các xã có bể chứa thu gom bao gói thuốc BVTV.
Đơn cử như tại xã Nga Quán, theo Chủ tịch UBND xã Phạm Thăng Long, xã đã chỉ đạo xây dựng các bể thu gom bao gói thuốc BVTV từ năm 2016 và đã xây dựng được 17 bể đặt ở các vị trí thuận lợi cho việc thu gom, góp phần cho xã đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên Nguyễn Quang Trung cũng cho biết, với tính chất xử lý bao gói thuốc BVTV có những quy định riêng nên huyện cũng gặp khó khăn. Theo quy định của Nhà nước thì trên địa bàn tỉnh chưa có cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc thu gom và xử lý. Vì vậy mà huyện chưa chủ động được trong việc thu gom để mang đi xử lý.
"Trong thời gian tới, huyện mong muốn nhận được sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ một phần ngân sách nhà nước để chi cho việc thu gom xử lý bao gói thuốc BVTV theo quy định của pháp luật, đồng thời bố trí đơn vị có đủ tư cách pháp nhân ở trên địa bàn tỉnh để huyện có thể chủ động liên hệ trong việc xử lý bao gói thuốc BVTV” - ông Trung chia sẻ.