CTTĐT - Những căn nhà mới khang trang, những con đường bê tông dài rộng nối liền các ngõ xóm, thôn bản, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên… Đó là những lợi ích mà Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã mang lại đối với người dân các vùng nông thôn ở Yên Bái, là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân để mang lại diện mạo mới, sắc xuân mới cho nông thôn quê hương.
Hợp tác xã chế biến gỗ tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2017 huyện Yên Bình đã đăng ký với tỉnh là hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở 5 xã gồm xã Mông Sơn, xã Bạch Hà, xã Vĩnh Kiên, xã Thịnh Hưng, xã Phú Thịnh. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể và chỉ đạo các xã tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn chưa đạt. Với quyết tâm cán đích nông thôn mới năm 2017, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các xã trong lộ trình đã tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cùng với việc phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, Đảng bộ, chính quyền các xã đã tập trung phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong xã; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa cao sản, vùng cây ăn quả đặc sản bưởi Đại Minh, vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ…
Đối với các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất… luôn được nhân dân tích cực ủng hộ. Ông Nguyễn Đình Chiến - Người dân thôn Nạng, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình cho biết: “Nhận được chủ trương xây dựng nông thôn mới chúng tôi rất phấn khởi. Để tập trung làm đường giao thông nông thôn, người dân thôn Nạng chúng tôi đã chủ động hiến đất, phối hợp cùng chính quyền xã nhanh chóng giải tỏa mặt bằng để làm đường. Có đường bê tông, chúng tôi đi lại cũng thuận tiện hơn và cảm thấy rất phấn khởi”.
Với sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, diện mạo nhiều vùng nông thôn của huyện Yên Bình đã đổi thay với hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư, hoàn chỉnh, khang trang; khơi dậy và phát huy được nhiều nguồn lực trong xã hội… Huyện đã có 7 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí; 2 xã đạt 14 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 2 - 9 tiêu chí. Riêng năm 2017, Yên Bình đã có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số đạt chuẩn nông thôn mới của toàn huyện lên 7 xã.
Riêng năm 2017, Yên Bình đã có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số đạt chuẩn nông thôn mới của toàn huyện lên 7 xã
Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Đối với các xã đã đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng khá hơn các địa phương khác. Nhưng cái được lớn hơn là sinh hoạt cộng đồng, người dân có sự gắn kết trong phát triển sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, sử dụng có hiệu quả các công trình văn hóa đã được đầu tư xây dựng, tạo nên một phong trào đoàn kết trong nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn. Trong thời gian tới, nếu duy trì được sự chỉ đạo và mức đầu tư như hiện nay thì mỗi địa phương, mỗi xã hoặc một vài xã có thể hình thành được những vùng hàng hóa mang tính điển hình của địa phương gắn với việc phát huy thế mạnh của địa phương đó”
Với chủ trương xây dựng nông thôn mới vũng chắc, đảm bảo hiệu quả, hiện nay, huyện Yên Bình đang tập trung rà soát lại từng tiêu chí, xác định các tiêu chí còn yếu và chỉ ra nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp. Ông Điển cho biết thêm: “Hiện nay, chúng tôi xác định một số tiêu chí chính cần phải duy trì và nâng cao như tiêu chí về môi trường nông thôn, tiêu chí về thu nhập. Nếu chúng ta không chú ý xây dựng tiêu chí này thì đời sống của người dân không được đảm bảo, sản xuất không gắn được với thị trường thì sẽ không ổn định và đạt được kết quả cao”.
Cùng với Yên Bình, năm 2017, các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đã nỗ lực, quyết tâm và giành được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn đã thay đổi từng ngày ở các làng quê, những ngôi nhà khang trang đã được mọc lên san sát, những đường bê tông sạch đẹp nối liền các thôn bản, người dân đua nhau tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cơ sở hạ tầng nôn thôn được chú trọng đầu tư đã giúp người dân đi lại thuận tiện hơn
Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 1.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn này, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn tỉnh đã hoàn thành kiên cố hóa mặt đường bê tông với tổng chiều dài trên 183 km và mở mới nền đường hàng trăm km, vượt mục tiêu đề án đề ra. Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt nên trong năm qua, tỉnh Yên Bái đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao, có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, qua đó nâng mức thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh lên gần 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%. Trong năm 2017, tỉnh Yên Bái đã có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 25% kế hoạch đề ra, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh lên 33 xã (chiếm trên 18% tổng số xã toàn tỉnh). Toàn tỉnh hiện có 42 xã đạt từ 10 - 18 tiêu chí, 71 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và đang phấn đấu xây dựng huyện Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020. Những kết quả đó đã góp phần đưa tỉnh Yên Bái luôn đứng trong top đầu các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong những năm qua.
Với những kết quả vững chắc đó, tỉnh Yên Bái phấn đấu sẽ có thêm 12 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; xây dựng thành công 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2017 - 2019 và xây dựng huyện Trấn Yên thành huyện nông thôn mới vào năm 2020. Ông Nguyễn Phúc Cường – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, trong năm 2018 chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án, trong đó ưu tiên tập trung hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước cho các xã điểm, xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể và dẩy mạnh liên kết sản xuất; kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm và triển khai trên diện rộng, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đã đăng ký và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2018”.
Với những giải pháp cụ thể, lộ trình thực hiện rõ ràng cùng với những kết quả nổi bật trong năm qua sẽ là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện hoàn thành chương trình. Sự đổi thay, khởi sắc từ những xã nông thôn mới chính là mô hình cho các xã trên địa bàn toàn tỉnh cùng vươn tới để mỗi mùa xuân đến càng thêm rạng ngời, tươi sáng hơn.
1405 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những căn nhà mới khang trang, những con đường bê tông dài rộng nối liền các ngõ xóm, thôn bản, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên… Đó là những lợi ích mà Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã mang lại đối với người dân các vùng nông thôn ở Yên Bái, là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân để mang lại diện mạo mới, sắc xuân mới cho nông thôn quê hương.Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2017 huyện Yên Bình đã đăng ký với tỉnh là hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở 5 xã gồm xã Mông Sơn, xã Bạch Hà, xã Vĩnh Kiên, xã Thịnh Hưng, xã Phú Thịnh. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể và chỉ đạo các xã tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn chưa đạt. Với quyết tâm cán đích nông thôn mới năm 2017, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các xã trong lộ trình đã tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cùng với việc phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, Đảng bộ, chính quyền các xã đã tập trung phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong xã; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa cao sản, vùng cây ăn quả đặc sản bưởi Đại Minh, vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ…
Đối với các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất… luôn được nhân dân tích cực ủng hộ. Ông Nguyễn Đình Chiến - Người dân thôn Nạng, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình cho biết: “Nhận được chủ trương xây dựng nông thôn mới chúng tôi rất phấn khởi. Để tập trung làm đường giao thông nông thôn, người dân thôn Nạng chúng tôi đã chủ động hiến đất, phối hợp cùng chính quyền xã nhanh chóng giải tỏa mặt bằng để làm đường. Có đường bê tông, chúng tôi đi lại cũng thuận tiện hơn và cảm thấy rất phấn khởi”.
Với sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, diện mạo nhiều vùng nông thôn của huyện Yên Bình đã đổi thay với hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư, hoàn chỉnh, khang trang; khơi dậy và phát huy được nhiều nguồn lực trong xã hội… Huyện đã có 7 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí; 2 xã đạt 14 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 2 - 9 tiêu chí. Riêng năm 2017, Yên Bình đã có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số đạt chuẩn nông thôn mới của toàn huyện lên 7 xã.
Riêng năm 2017, Yên Bình đã có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số đạt chuẩn nông thôn mới của toàn huyện lên 7 xã
Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Đối với các xã đã đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng khá hơn các địa phương khác. Nhưng cái được lớn hơn là sinh hoạt cộng đồng, người dân có sự gắn kết trong phát triển sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, sử dụng có hiệu quả các công trình văn hóa đã được đầu tư xây dựng, tạo nên một phong trào đoàn kết trong nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn. Trong thời gian tới, nếu duy trì được sự chỉ đạo và mức đầu tư như hiện nay thì mỗi địa phương, mỗi xã hoặc một vài xã có thể hình thành được những vùng hàng hóa mang tính điển hình của địa phương gắn với việc phát huy thế mạnh của địa phương đó”
Với chủ trương xây dựng nông thôn mới vũng chắc, đảm bảo hiệu quả, hiện nay, huyện Yên Bình đang tập trung rà soát lại từng tiêu chí, xác định các tiêu chí còn yếu và chỉ ra nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp. Ông Điển cho biết thêm: “Hiện nay, chúng tôi xác định một số tiêu chí chính cần phải duy trì và nâng cao như tiêu chí về môi trường nông thôn, tiêu chí về thu nhập. Nếu chúng ta không chú ý xây dựng tiêu chí này thì đời sống của người dân không được đảm bảo, sản xuất không gắn được với thị trường thì sẽ không ổn định và đạt được kết quả cao”.
Cùng với Yên Bình, năm 2017, các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đã nỗ lực, quyết tâm và giành được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn đã thay đổi từng ngày ở các làng quê, những ngôi nhà khang trang đã được mọc lên san sát, những đường bê tông sạch đẹp nối liền các thôn bản, người dân đua nhau tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cơ sở hạ tầng nôn thôn được chú trọng đầu tư đã giúp người dân đi lại thuận tiện hơn
Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 1.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn này, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn tỉnh đã hoàn thành kiên cố hóa mặt đường bê tông với tổng chiều dài trên 183 km và mở mới nền đường hàng trăm km, vượt mục tiêu đề án đề ra. Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt nên trong năm qua, tỉnh Yên Bái đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao, có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, qua đó nâng mức thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh lên gần 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%. Trong năm 2017, tỉnh Yên Bái đã có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 25% kế hoạch đề ra, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh lên 33 xã (chiếm trên 18% tổng số xã toàn tỉnh). Toàn tỉnh hiện có 42 xã đạt từ 10 - 18 tiêu chí, 71 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và đang phấn đấu xây dựng huyện Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020. Những kết quả đó đã góp phần đưa tỉnh Yên Bái luôn đứng trong top đầu các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong những năm qua.
Với những kết quả vững chắc đó, tỉnh Yên Bái phấn đấu sẽ có thêm 12 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; xây dựng thành công 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2017 - 2019 và xây dựng huyện Trấn Yên thành huyện nông thôn mới vào năm 2020. Ông Nguyễn Phúc Cường – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, trong năm 2018 chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án, trong đó ưu tiên tập trung hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước cho các xã điểm, xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể và dẩy mạnh liên kết sản xuất; kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm và triển khai trên diện rộng, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đã đăng ký và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2018”.
Với những giải pháp cụ thể, lộ trình thực hiện rõ ràng cùng với những kết quả nổi bật trong năm qua sẽ là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện hoàn thành chương trình. Sự đổi thay, khởi sắc từ những xã nông thôn mới chính là mô hình cho các xã trên địa bàn toàn tỉnh cùng vươn tới để mỗi mùa xuân đến càng thêm rạng ngời, tươi sáng hơn.