CTTĐT - Năm 2017, mặc dù sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên gặp nhiều khó khăn, song nhờ các giải pháp tháo gỡ kịp thời của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên tiếp tục duy trì sự ổn định và gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.
Trong 2 năm 2015, 2016 do giá quặng sắt trên thế giới và trong nước giảm mạnh, sản phẩm làm ra không đủ chi phí cho quá trình khai thác, chế biến, vì vậy Công ty TNHH Tân Tiến chỉ hoạt động 1/3 công suất, với mục đích bảo dưỡng hệ thống dây truyền sản xuất và giữ lao động có tay nghề cao. Nhằm giải quyết những khó khăn về giá thành sản phẩm, theo Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến thì ngoài việc cơ cấu lại tổ chức, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, giao chỉ tiêu định mức cho các tổ để thực hiện giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm thì vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị, chế biến sâu sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Theo đó, năm 2017 Công ty đã đầu tư 170 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất quặng cầu viên, vì vậy sản lượng khai thác và chế biến đã tăng trở lại. Kết thúc năm, công ty đã sản xuất được gần 17.000 tấn quặng tinh, 18.000 tấn quặng cầu viên.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Trấn Yên chưa thật sự vượt qua giai đoạn khó khăn, thời tiết trong năm có nhiều diễn biến phức tạp, mưa lũ, sạt lở đất, ngập lụt xảy ra tại nhiều địa phương, giá cả một số vật tư đầu vào cho sản xuất không ổn định; hàng hóa tồn kho của một số doanh nghiệp còn ở mức cao; nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Trước tình hình trên, các cấp, các ngành trong huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, thực hiện tốt chính sách khuyến công cho các cơ sở, do vậy sản xuất công nghiệp vẫn đạt được những kết quả tích cực. Trong năm, đã có 21 cơ sở đăng ký kinh doanh mới, nâng tổng số các cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghịêp của huyện Trấn Yên lên 329 cơ sở, góp phần trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế bền vững của huyện Trấn Yên.
Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF hoạt động ổn định tại huyện Trấn Yên.
Hết năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Trấn Yên theo giá hiện hành đạt 681 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó công nghiệp địa phương đạt 610 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016, công nghiệp có vốn của tỉnh và Trung ương đạt 11 tỷ đồng, tăng 67% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60 tỷ đồng, tăng 54,5% so với năm 2016. Hầu hết các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng, như: khai thác quặng sắt; quặng graphit, tinh dầu quế; khai thác cát sỏi, may mặc… Tuy nhiên các mặt hàng về chế biến chè, gỗ rừng trồng đều giảm, giảm mạnh nhất phải kể đến mặt hàng gỗ ván ép, gỗ ván bóc bởi giá nguyên liệu đầu vào cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu lao động có tay nghề, dây truyền sản xuất cũ, không đồng bộ, mưa nhiều ảnh hưởng tới tình sản xuất của các doanh nghịêp. Do đó, tự mỗi doanh nghiệp đã giải pháp khắc phục riêng, anh Nguyễn Văn Doanh - Giám đốc Công ty TNHH Doanh Mùi xã Hưng Thịnh chia sẻ: Đầu năm 2017 thời tiết thuận lợi thì giá thị trường giảm, gần cuối năm giá tăng cao thì thời tiết mưa nhiều, dẫn đến các sản phẩm làm từ gỗ bóc gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã phải đầu tư thêm phòng hấp, sấy gỗ, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa không lo thời tiết bất lợi.
Dự báo, năm 2018 sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất công nghiệp nói riêng, huyện Trấn Yên đặt mục tiêu: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) đạt sấp xỉ 777 tỷ đồng, tăng 14,05% so với năm 2017. Ông Trịnh Minh Chung - Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng khẳng định: Trấn Yên sẽ đẩy mạnh công tác theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, tăng cường hợp tác về đầu tư, liên kết sản xuất, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong vùng, trong và ngoài tỉnh. Thực hiện tốt công tác khuyến công, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các sở, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của các doanh nghiệp và trên các lĩnh vực công nghiệp chế biến thế mạnh của huyện, cũng như các lĩnh vực mới.
Xuân Mậu Tuất đang về trên mọi miền quê, hy vọng với sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên sẽ có những bước tiến mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2018./.
1162 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2017, mặc dù sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên gặp nhiều khó khăn, song nhờ các giải pháp tháo gỡ kịp thời của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên tiếp tục duy trì sự ổn định và gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.Trong 2 năm 2015, 2016 do giá quặng sắt trên thế giới và trong nước giảm mạnh, sản phẩm làm ra không đủ chi phí cho quá trình khai thác, chế biến, vì vậy Công ty TNHH Tân Tiến chỉ hoạt động 1/3 công suất, với mục đích bảo dưỡng hệ thống dây truyền sản xuất và giữ lao động có tay nghề cao. Nhằm giải quyết những khó khăn về giá thành sản phẩm, theo Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến thì ngoài việc cơ cấu lại tổ chức, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, giao chỉ tiêu định mức cho các tổ để thực hiện giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm thì vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị, chế biến sâu sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Theo đó, năm 2017 Công ty đã đầu tư 170 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất quặng cầu viên, vì vậy sản lượng khai thác và chế biến đã tăng trở lại. Kết thúc năm, công ty đã sản xuất được gần 17.000 tấn quặng tinh, 18.000 tấn quặng cầu viên.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Trấn Yên chưa thật sự vượt qua giai đoạn khó khăn, thời tiết trong năm có nhiều diễn biến phức tạp, mưa lũ, sạt lở đất, ngập lụt xảy ra tại nhiều địa phương, giá cả một số vật tư đầu vào cho sản xuất không ổn định; hàng hóa tồn kho của một số doanh nghiệp còn ở mức cao; nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Trước tình hình trên, các cấp, các ngành trong huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, thực hiện tốt chính sách khuyến công cho các cơ sở, do vậy sản xuất công nghiệp vẫn đạt được những kết quả tích cực. Trong năm, đã có 21 cơ sở đăng ký kinh doanh mới, nâng tổng số các cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghịêp của huyện Trấn Yên lên 329 cơ sở, góp phần trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế bền vững của huyện Trấn Yên.
Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF hoạt động ổn định tại huyện Trấn Yên.
Hết năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Trấn Yên theo giá hiện hành đạt 681 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó công nghiệp địa phương đạt 610 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016, công nghiệp có vốn của tỉnh và Trung ương đạt 11 tỷ đồng, tăng 67% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60 tỷ đồng, tăng 54,5% so với năm 2016. Hầu hết các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng, như: khai thác quặng sắt; quặng graphit, tinh dầu quế; khai thác cát sỏi, may mặc… Tuy nhiên các mặt hàng về chế biến chè, gỗ rừng trồng đều giảm, giảm mạnh nhất phải kể đến mặt hàng gỗ ván ép, gỗ ván bóc bởi giá nguyên liệu đầu vào cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu lao động có tay nghề, dây truyền sản xuất cũ, không đồng bộ, mưa nhiều ảnh hưởng tới tình sản xuất của các doanh nghịêp. Do đó, tự mỗi doanh nghiệp đã giải pháp khắc phục riêng, anh Nguyễn Văn Doanh - Giám đốc Công ty TNHH Doanh Mùi xã Hưng Thịnh chia sẻ: Đầu năm 2017 thời tiết thuận lợi thì giá thị trường giảm, gần cuối năm giá tăng cao thì thời tiết mưa nhiều, dẫn đến các sản phẩm làm từ gỗ bóc gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã phải đầu tư thêm phòng hấp, sấy gỗ, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa không lo thời tiết bất lợi.
Dự báo, năm 2018 sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất công nghiệp nói riêng, huyện Trấn Yên đặt mục tiêu: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) đạt sấp xỉ 777 tỷ đồng, tăng 14,05% so với năm 2017. Ông Trịnh Minh Chung - Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng khẳng định: Trấn Yên sẽ đẩy mạnh công tác theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, tăng cường hợp tác về đầu tư, liên kết sản xuất, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong vùng, trong và ngoài tỉnh. Thực hiện tốt công tác khuyến công, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các sở, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của các doanh nghiệp và trên các lĩnh vực công nghiệp chế biến thế mạnh của huyện, cũng như các lĩnh vực mới.
Xuân Mậu Tuất đang về trên mọi miền quê, hy vọng với sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên sẽ có những bước tiến mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2018./.