CTTĐT - Ngày 5/3/2018, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Lục Yên về công tác triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái.
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án, tổ chức bộ máy ngành Giáo dục và Đào tạo huyện được tinh gọn, thu gọn đầu mối một cách hợp lý, giảm số trường, điểm trường, lớp, tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên, khắc phục lãng phí về nguồn lực đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, tích cực góp phần đổi mới và phát triển giáo dục toàn diện. So với trước khi thực hiện Đề án toàn huyện giảm 29 trường và 36 điểm trường lẻ. Công tác sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được thực hiện đúng quy trình, hợp lý với đội ngũ hiện có. Toàn huyện đã sắp xếp 179 người trong đó có 59 cán bộ quản lý, 59 giáo viên, 61 nhân viên, cử đi bồi dưỡng 61 người; lựa chọn, sàng lọc được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và kế toán đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, bố trí lại đội ngũ nhân viên đảm bảo đáp ứng cơ bản đầy đủ vị trí còn thiếu trong nhà trường như văn thư, thư viện, thiết bị, thí nghiệm. Học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt tại điểm trường chính, tỷ lệ huy động học sinh đến trường được duy trì đảm bảo, tỷ lệ học sinh được học bán trú tăng lên, chính sách đối với học sinh bán trú được đảm bảo tốt hơn. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung ưu tiên, bố trí nguồn vốn và huy động các nguồn xã hội hóa nhằm cơ bản giải quyết khó khăn về phòng học và các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu của học sinh bán trú. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 11 trường được đầu tư xây dựng mới 18 phòng học, 14 phòng ở bán trú, 5 bếp ăn, 3 nhà tắm, 5 công trình nước sạch và 6 công trình vệ sinh.
Để đạt được kết quả đó, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND các xã thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết phải thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn huyện Lục Yên và tỉnh Yên Bái, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về chủ trương của tỉnh cũng như ý nghĩa đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà. Các điểm trường chính được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị phục vụ học sinh nghỉ và ăn trưa tại trường; đẩy mạnh phong trào tương thân tương ái, thầy cô giúp đỡ học sinh, phát động quyên góp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phân công giáo viên hỗ trợ đưa đón học sinh thuộc gia đình neo đơn, tổ chức trông trưa miễn phí cho học sinh tại trường; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ và lên lớp, giáo dục kỹ năng sống nhằm thu hút học sinh đến trường.
Qua thực hiện Đề án thời gian qua, nhiều kinh nghiệm thực tế cũng đã được ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đúc rút để có thể tiếp tục thực hiện Đề án hiệu quả trong lộ trình tiếp theo, đó là nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo quyết liệt, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án. Đồng thời, cần tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên ở các cấp học, bậc học theo đúng yêu cầu của ngành đối với nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục; tăng cường khảo sát năng lực, đánh giá, phân xếp loại nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ đảm bảo hợp lý, hiệu quả. Cùng đó là tham mưu tăng cường đầu tư kinh phí, huy động các nguồn lực trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học, cảnh quan môi trường sư phạm; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tích cực Đề án.
Tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp học là đề án quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, do vậy đề nghị huyện Lục Yên thời gian tới tiếp tục tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Đề án tạo sự đồng thuận trong nhân dân; có các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn khó khăn, tồn tại, từng bước xã hội hóa nhằm cơ bản giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất tại điểm trường chính, đồng thời tiếp tục xử lý cơ sở vật chất tại các điểm trường lẻ sau khi sáp nhập; xây dựng phương án bố trí sắp xếp giáo viên đối với từng vị trí việc làm cho thực sự hiệu quả.
671 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 5/3/2018, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Lục Yên về công tác triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái.Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án, tổ chức bộ máy ngành Giáo dục và Đào tạo huyện được tinh gọn, thu gọn đầu mối một cách hợp lý, giảm số trường, điểm trường, lớp, tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên, khắc phục lãng phí về nguồn lực đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, tích cực góp phần đổi mới và phát triển giáo dục toàn diện. So với trước khi thực hiện Đề án toàn huyện giảm 29 trường và 36 điểm trường lẻ. Công tác sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được thực hiện đúng quy trình, hợp lý với đội ngũ hiện có. Toàn huyện đã sắp xếp 179 người trong đó có 59 cán bộ quản lý, 59 giáo viên, 61 nhân viên, cử đi bồi dưỡng 61 người; lựa chọn, sàng lọc được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và kế toán đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, bố trí lại đội ngũ nhân viên đảm bảo đáp ứng cơ bản đầy đủ vị trí còn thiếu trong nhà trường như văn thư, thư viện, thiết bị, thí nghiệm. Học sinh được tập trung học tập, sinh hoạt tại điểm trường chính, tỷ lệ huy động học sinh đến trường được duy trì đảm bảo, tỷ lệ học sinh được học bán trú tăng lên, chính sách đối với học sinh bán trú được đảm bảo tốt hơn. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung ưu tiên, bố trí nguồn vốn và huy động các nguồn xã hội hóa nhằm cơ bản giải quyết khó khăn về phòng học và các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu của học sinh bán trú. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 11 trường được đầu tư xây dựng mới 18 phòng học, 14 phòng ở bán trú, 5 bếp ăn, 3 nhà tắm, 5 công trình nước sạch và 6 công trình vệ sinh.
Để đạt được kết quả đó, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND các xã thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết phải thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn huyện Lục Yên và tỉnh Yên Bái, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về chủ trương của tỉnh cũng như ý nghĩa đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà. Các điểm trường chính được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị phục vụ học sinh nghỉ và ăn trưa tại trường; đẩy mạnh phong trào tương thân tương ái, thầy cô giúp đỡ học sinh, phát động quyên góp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phân công giáo viên hỗ trợ đưa đón học sinh thuộc gia đình neo đơn, tổ chức trông trưa miễn phí cho học sinh tại trường; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ và lên lớp, giáo dục kỹ năng sống nhằm thu hút học sinh đến trường.
Qua thực hiện Đề án thời gian qua, nhiều kinh nghiệm thực tế cũng đã được ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đúc rút để có thể tiếp tục thực hiện Đề án hiệu quả trong lộ trình tiếp theo, đó là nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo quyết liệt, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án. Đồng thời, cần tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên ở các cấp học, bậc học theo đúng yêu cầu của ngành đối với nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục; tăng cường khảo sát năng lực, đánh giá, phân xếp loại nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ đảm bảo hợp lý, hiệu quả. Cùng đó là tham mưu tăng cường đầu tư kinh phí, huy động các nguồn lực trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học, cảnh quan môi trường sư phạm; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tích cực Đề án.
Tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp học là đề án quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, do vậy đề nghị huyện Lục Yên thời gian tới tiếp tục tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Đề án tạo sự đồng thuận trong nhân dân; có các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn khó khăn, tồn tại, từng bước xã hội hóa nhằm cơ bản giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất tại điểm trường chính, đồng thời tiếp tục xử lý cơ sở vật chất tại các điểm trường lẻ sau khi sáp nhập; xây dựng phương án bố trí sắp xếp giáo viên đối với từng vị trí việc làm cho thực sự hiệu quả.