Đó là chia sẻ của ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái khi ông trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường vào sáng 12/4 về những vấn đề xoay quanh câu chuyện quản lý khoáng sản trên địa bàn. Ông Hồ Đức Hợp cho biết:
Ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái. Ảnh: Thanh Ngà
Trong thời gian qua, cùng với các nhiệm vụ chính trị khác, thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép.
PV: Thưa ông, ông có thể đánh giá chung về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái?
Ông Hồ Đức Hợp: Hiện nay tỉnh Yên Bái có 104 Giấy phép khai thác (điểm mỏ) còn hiệu lực, có 18 mỏ chưa khai thác (chưa triển khai hoặc đang xây dựng cơ bản và hoàn thiện các thủ tục), 70 mỏ đang tiến hành khai thác, 16 mỏ tạm dừng khai thác. Việc dừng hoạt động đối với các mỏ này chủ yếu do biến động nhu cầu về thị trường tiêu thụ hoặc do chất lượng khoáng sản không bảo đảm, chủ yếu là mỏ quặng sắt, đá vôi trắng. Ngoài ra, còn có 38 Giấy phép khai thác khoáng sản hết thời hạn chưa được cấp lại giấy phép hoặc chưa đóng cửa mỏ khoáng sản. Nhìn chung, hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
PV: Bên cạnh những điểm mỏ được cấp giấy phép khai thác tỉnh Yên Bái còn tồn tại nhưng điểm hoạt động trái phép không thưa ông?
Ông Hồ Đức Hợp: Trong năm 2017, hoạt động khai thác trái phép còn diễn ra ở một vài nơi, nhưng với quy mô nhỏ lẻ như: huyện Yên Bình (khai thác đá đỏ, cát, sỏi trên hồ Thác Bà; kaolin – felspat tại xã Đại Minh), huyện Văn Chấn (đá cảnh tại xã Suối Giàng), huyện Lục Yên (quặng vàng tại xã Khánh Thiện), huyện Trấn Yên (quặng sắt tại các xã Lương Thịnh, Hưng Thịnh). Đến nay, cơ bản đã được Ủy ban nhân dân các huyện kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát rất dễ tái phát đặc biệt đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, đá quý. Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo và chính quyền các địa phương của tỉnh chủ động xử lý kịp thời, trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép.
PV: Như vậy đối với những điểm mỏ hoạt động trái phép như vậy Sở TN&MT Yên Bái làm gì để kịp thời ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Ông Hồ Đức Hợp: Trong năm 2017, Sở TN&MT đã tổ chức 08 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 45 tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân chủ yếu như: Vi phạm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; khai thác ra ngoài diện tích được cấp phép hoặc khai thác không tuân thủ thiết kế mỏ, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không ký hợp đồng thuê đất... tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản là 1.269 triệu đồng/18 trường hợp.
Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT tiến hành các đợt rà soát, đề nghị thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản chậm triển khai, dừng hoạt động và vi phạm trong nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 07 Quyết định thu hồi Giấy phép và đang xem xét để tiếp tục thu hồi 05 Giấy phép. Ngoài ra, xem xét, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi 09 Giấy phép vi phạm quy định về khai thác khoáng sản.
PV: Thưa ông, thời gian gần đây, Chính phủ, Bộ TN&MT thường xuyên đề cập đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong đó lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng trung tâm để phục vụ. Vậy để phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái nói chung và Sở TN&MT nói riêng sẽ tạo điều kiện như thế nào cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động?
Ông Hồ Đức Hợp: Như tôi đã nói ở trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm đến việc quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản. Vì vậy, để phát huy tốt tiềm năng khoáng sản, bên cạnh việc thực hiện Quy hoạch khai thác khoáng sản của Chính phủ và Bộ TN&MT phê duyệt, Yên Bái đã triển khai và công bố công khai quy hoạch khoáng sản nhỏ lẻ ở địa phương quản lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin về nguồn tài nguyên trên địa bàn để có lựa chọn đúng đắn.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT Yên Bái thực hiện cơ chế một cửa để các nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ và chờ kết quả trả lời ngay tại Sở TN&MT. Các thông tin đó đều được công khai trên wetside của Sở TN&MT qua địa chỉ tnmt.yenbai.gov.vn. Ngoài ra chúng tôi cũng thường xuyên nghiên cứu hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoáng sản như: xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý các điểm mỏ thống nhất trên toàn tỉnh để doanh nghiệp có thể theo dõi thực hiện một cách công khai minh bạch.
Một điểm hết sức quan trọng đó là để tạo sân chơi bình đẳng, chúng tôi sẽ quyết tâm xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản để giúp các nhà đầu tư làm ăn chính đáng không bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh không lành mạnh do các hoạt động trái phép gây ra. Ví dụ một doanh nghiệp khai thác cát có giấy phép, đóng các loại thuế, phí đầy đủ thì không thể cạnh tranh với các đối tượng hoạt động không phép…
PV: Và để thực hiện những mong muốn nêu trên, chắc chắn ngành TN&MT Yên Bái luôn cần sự đầu tư về nguồn nhân lực. Ông có kiến nghị gì với các cấp về việc nâng cao trình độ chuyên môn đối với cán bộ ngành TN&MT trong thời gian tới?
Ông Hồ Đức Hợp: Sở TN&MT nói riêng và ngành TN&MT Yên Bái nói chung luôn nhận được sự quan tâm của Bộ TN&MT, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái. Và để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo đó, chúng tôi luôn mong tiếp tục nhận được sự đồng hành của doanh nghiệp, sự giám sát của MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái các cấp và toàn thể nhân dân để hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra một cách minh bạch, phát huy tiềm năng lợi thế của tài nguyên khoáng sản góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
PV: Trân trọng cám ơn ông!
1385 lượt xem
Theo Báo Tài nguyên Môi trường
Đó là chia sẻ của ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái khi ông trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường vào sáng 12/4 về những vấn đề xoay quanh câu chuyện quản lý khoáng sản trên địa bàn. Ông Hồ Đức Hợp cho biết:Trong thời gian qua, cùng với các nhiệm vụ chính trị khác, thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép.
PV: Thưa ông, ông có thể đánh giá chung về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái?
Ông Hồ Đức Hợp: Hiện nay tỉnh Yên Bái có 104 Giấy phép khai thác (điểm mỏ) còn hiệu lực, có 18 mỏ chưa khai thác (chưa triển khai hoặc đang xây dựng cơ bản và hoàn thiện các thủ tục), 70 mỏ đang tiến hành khai thác, 16 mỏ tạm dừng khai thác. Việc dừng hoạt động đối với các mỏ này chủ yếu do biến động nhu cầu về thị trường tiêu thụ hoặc do chất lượng khoáng sản không bảo đảm, chủ yếu là mỏ quặng sắt, đá vôi trắng. Ngoài ra, còn có 38 Giấy phép khai thác khoáng sản hết thời hạn chưa được cấp lại giấy phép hoặc chưa đóng cửa mỏ khoáng sản. Nhìn chung, hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
PV: Bên cạnh những điểm mỏ được cấp giấy phép khai thác tỉnh Yên Bái còn tồn tại nhưng điểm hoạt động trái phép không thưa ông?
Ông Hồ Đức Hợp: Trong năm 2017, hoạt động khai thác trái phép còn diễn ra ở một vài nơi, nhưng với quy mô nhỏ lẻ như: huyện Yên Bình (khai thác đá đỏ, cát, sỏi trên hồ Thác Bà; kaolin – felspat tại xã Đại Minh), huyện Văn Chấn (đá cảnh tại xã Suối Giàng), huyện Lục Yên (quặng vàng tại xã Khánh Thiện), huyện Trấn Yên (quặng sắt tại các xã Lương Thịnh, Hưng Thịnh). Đến nay, cơ bản đã được Ủy ban nhân dân các huyện kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát rất dễ tái phát đặc biệt đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, đá quý. Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo và chính quyền các địa phương của tỉnh chủ động xử lý kịp thời, trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép.
PV: Như vậy đối với những điểm mỏ hoạt động trái phép như vậy Sở TN&MT Yên Bái làm gì để kịp thời ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Ông Hồ Đức Hợp: Trong năm 2017, Sở TN&MT đã tổ chức 08 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 45 tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân chủ yếu như: Vi phạm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; khai thác ra ngoài diện tích được cấp phép hoặc khai thác không tuân thủ thiết kế mỏ, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không ký hợp đồng thuê đất... tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản là 1.269 triệu đồng/18 trường hợp.
Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT tiến hành các đợt rà soát, đề nghị thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản chậm triển khai, dừng hoạt động và vi phạm trong nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 07 Quyết định thu hồi Giấy phép và đang xem xét để tiếp tục thu hồi 05 Giấy phép. Ngoài ra, xem xét, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi 09 Giấy phép vi phạm quy định về khai thác khoáng sản.
PV: Thưa ông, thời gian gần đây, Chính phủ, Bộ TN&MT thường xuyên đề cập đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong đó lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng trung tâm để phục vụ. Vậy để phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái nói chung và Sở TN&MT nói riêng sẽ tạo điều kiện như thế nào cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động?
Ông Hồ Đức Hợp: Như tôi đã nói ở trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm đến việc quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản. Vì vậy, để phát huy tốt tiềm năng khoáng sản, bên cạnh việc thực hiện Quy hoạch khai thác khoáng sản của Chính phủ và Bộ TN&MT phê duyệt, Yên Bái đã triển khai và công bố công khai quy hoạch khoáng sản nhỏ lẻ ở địa phương quản lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin về nguồn tài nguyên trên địa bàn để có lựa chọn đúng đắn.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT Yên Bái thực hiện cơ chế một cửa để các nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ và chờ kết quả trả lời ngay tại Sở TN&MT. Các thông tin đó đều được công khai trên wetside của Sở TN&MT qua địa chỉ tnmt.yenbai.gov.vn. Ngoài ra chúng tôi cũng thường xuyên nghiên cứu hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoáng sản như: xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý các điểm mỏ thống nhất trên toàn tỉnh để doanh nghiệp có thể theo dõi thực hiện một cách công khai minh bạch.
Một điểm hết sức quan trọng đó là để tạo sân chơi bình đẳng, chúng tôi sẽ quyết tâm xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản để giúp các nhà đầu tư làm ăn chính đáng không bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh không lành mạnh do các hoạt động trái phép gây ra. Ví dụ một doanh nghiệp khai thác cát có giấy phép, đóng các loại thuế, phí đầy đủ thì không thể cạnh tranh với các đối tượng hoạt động không phép…
PV: Và để thực hiện những mong muốn nêu trên, chắc chắn ngành TN&MT Yên Bái luôn cần sự đầu tư về nguồn nhân lực. Ông có kiến nghị gì với các cấp về việc nâng cao trình độ chuyên môn đối với cán bộ ngành TN&MT trong thời gian tới?
Ông Hồ Đức Hợp: Sở TN&MT nói riêng và ngành TN&MT Yên Bái nói chung luôn nhận được sự quan tâm của Bộ TN&MT, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái. Và để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo đó, chúng tôi luôn mong tiếp tục nhận được sự đồng hành của doanh nghiệp, sự giám sát của MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái các cấp và toàn thể nhân dân để hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra một cách minh bạch, phát huy tiềm năng lợi thế của tài nguyên khoáng sản góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
PV: Trân trọng cám ơn ông!