Ngày 10/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào hai dự thảo Luật Chăn nuôi và Luật Trồng trọt trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh hội nghị
Tại Hội nghị, hầu hết các đại biểu bày tỏ đồng tình, nhất trí với báo cáo các nội dung, bố cục, phạm vi điều chỉnh của hai dự thảo Luật Chăn nuôi và Luật Trồng trọt và cho rằng việc xây dựng hai dự án luật này là vô cùng cần thiết, nếu sớm được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đã thảo luận, tham gia cho ý kiến và đề nghị Ban soạn thảo các dự án luật cần nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh một số nội dung, từ ngữ tại các chương, điều khoản ghi trong các dự thảo luật sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Cụ thể, đối với dự thảo Luật Chăn nuôi, tại Điều 4 về chính sách Nhà nước về chăn nuôi, có ý kiến đề nghị bổ sung xây dựng quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi là rất quan trọng, việc quy hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương sẽ đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cân đối và chủ động hơn.
Nhiều đại biểu đề nghị bổ sung, sửa đổi phần giải thích từ ngữ "01 đơn vị chăn nuôi vật nuôi" là tương ứng với bao nhiêu con vật nuôi và đề nghị cần xem xét tính toán về quy mô, đơn vị vật nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn chăn nuôi hiện nay.
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn tham gia ý kiến vào hai dự thảo Luật.
Có ý kiến cho rằng, Luật Chăn nuôi có nội dung rất đáng chú ý, đó là phát triển ngành chăn nuôi là ngành có điều kiện, ở đây là điều kiện về môi trường và điều kiện về thị trường. Do vậy, muốn mở trang trại chăn nuôi, người dân cần phải có giải pháp về thị trường. Vì vậy, tinh thần của Luật Chăn nuôi có gắn vấn đề chăn nuôi với điều kiện về môi trường, thị trường.
Bên cạnh đó, quy định về khoảng cách trang trại chăn nuôi, ngoài đối tượng như: nguồn nước sinh hoạt, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, khu dân cư, cần bổ sung làm rõ thêm một số đối tượng nhạy cảm khác như trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện… và đặc biệt là nghiêm cấm trang trại, cơ sở chăn nuôi ở đầu nguồn nước sẽ gây ô nhiễm môi trường, rất khó xử lý và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Cần nghiên cứu, bổ sung các chế tài xử lý cụ thể khi vi phạm quy định "đối xử nhân đạo với vật nuôi hay không”? và cần làm rõ khái niệm "Diện tích chăn nuôi phù hợp với vật nuôi” và "Trang thiết bị vật chuyển vật nuôi phù hợp”. Nên bổ sung quy định cấm không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống các loại già, loại thải từ nước ngoài vào với mục đích giết mổ lấy thịt…
Đối với Dự thảo Luật Trồng trọt, các đại biểu đề nghị tại Điều 40, Mục 1 về "tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải đảm bảo các điều kiện sau", đề nghị bổ sung nội dung: "có hệ thống xử lý nước thải, chất thải và phải đảm bảo các điều kiện về an toàn môi trường"; việc sử dụng, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đề nghị bổ sung nội dung "phải tuân thủ các biện pháp chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất sản xuất nông nghiệp" và đề nghị cần quy định cụ thể, các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất trồng lúa chỉ được xây dựng trong trường hợp Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng theo Luật đất đai.
Có ý kiến cũng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn sản phẩm làm ra của ngành trồng trọt. Hiện nay, tình trạng sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông nông sản, sản phẩm trồng trọt vi phạm an toàn thực phẩm đang diễn ra khá phức tạp, gây lo lắng cho người tiêu dùng. Vì vậy, đề nghị bổ sung nội dung cấm canh tác, sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông nông sản, sản phẩm trồng trọt vi phạm an toàn thực phẩm, vi phạm các quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan chăm năng ban hành…
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Dương Văn Thống ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tham gia đóng góp tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao vào hai dự thảo luật của lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, tiếp thu toàn bộ những ý kiến để đoàn tổng hợp trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sắp tới.
917 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 10/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào hai dự thảo Luật Chăn nuôi và Luật Trồng trọt trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.Tại Hội nghị, hầu hết các đại biểu bày tỏ đồng tình, nhất trí với báo cáo các nội dung, bố cục, phạm vi điều chỉnh của hai dự thảo Luật Chăn nuôi và Luật Trồng trọt và cho rằng việc xây dựng hai dự án luật này là vô cùng cần thiết, nếu sớm được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đã thảo luận, tham gia cho ý kiến và đề nghị Ban soạn thảo các dự án luật cần nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh một số nội dung, từ ngữ tại các chương, điều khoản ghi trong các dự thảo luật sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Cụ thể, đối với dự thảo Luật Chăn nuôi, tại Điều 4 về chính sách Nhà nước về chăn nuôi, có ý kiến đề nghị bổ sung xây dựng quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi là rất quan trọng, việc quy hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương sẽ đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cân đối và chủ động hơn.
Nhiều đại biểu đề nghị bổ sung, sửa đổi phần giải thích từ ngữ "01 đơn vị chăn nuôi vật nuôi" là tương ứng với bao nhiêu con vật nuôi và đề nghị cần xem xét tính toán về quy mô, đơn vị vật nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn chăn nuôi hiện nay.
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn tham gia ý kiến vào hai dự thảo Luật.
Có ý kiến cho rằng, Luật Chăn nuôi có nội dung rất đáng chú ý, đó là phát triển ngành chăn nuôi là ngành có điều kiện, ở đây là điều kiện về môi trường và điều kiện về thị trường. Do vậy, muốn mở trang trại chăn nuôi, người dân cần phải có giải pháp về thị trường. Vì vậy, tinh thần của Luật Chăn nuôi có gắn vấn đề chăn nuôi với điều kiện về môi trường, thị trường.
Bên cạnh đó, quy định về khoảng cách trang trại chăn nuôi, ngoài đối tượng như: nguồn nước sinh hoạt, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, khu dân cư, cần bổ sung làm rõ thêm một số đối tượng nhạy cảm khác như trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện… và đặc biệt là nghiêm cấm trang trại, cơ sở chăn nuôi ở đầu nguồn nước sẽ gây ô nhiễm môi trường, rất khó xử lý và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Cần nghiên cứu, bổ sung các chế tài xử lý cụ thể khi vi phạm quy định "đối xử nhân đạo với vật nuôi hay không”? và cần làm rõ khái niệm "Diện tích chăn nuôi phù hợp với vật nuôi” và "Trang thiết bị vật chuyển vật nuôi phù hợp”. Nên bổ sung quy định cấm không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống các loại già, loại thải từ nước ngoài vào với mục đích giết mổ lấy thịt…
Đối với Dự thảo Luật Trồng trọt, các đại biểu đề nghị tại Điều 40, Mục 1 về "tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải đảm bảo các điều kiện sau", đề nghị bổ sung nội dung: "có hệ thống xử lý nước thải, chất thải và phải đảm bảo các điều kiện về an toàn môi trường"; việc sử dụng, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đề nghị bổ sung nội dung "phải tuân thủ các biện pháp chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất sản xuất nông nghiệp" và đề nghị cần quy định cụ thể, các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất trồng lúa chỉ được xây dựng trong trường hợp Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng theo Luật đất đai.
Có ý kiến cũng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn sản phẩm làm ra của ngành trồng trọt. Hiện nay, tình trạng sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông nông sản, sản phẩm trồng trọt vi phạm an toàn thực phẩm đang diễn ra khá phức tạp, gây lo lắng cho người tiêu dùng. Vì vậy, đề nghị bổ sung nội dung cấm canh tác, sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông nông sản, sản phẩm trồng trọt vi phạm an toàn thực phẩm, vi phạm các quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan chăm năng ban hành…
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Dương Văn Thống ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tham gia đóng góp tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao vào hai dự thảo luật của lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, tiếp thu toàn bộ những ý kiến để đoàn tổng hợp trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sắp tới.