Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020

28/06/2019 18:51:59 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Chiều 28/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

Quang cảnh hội nghị

Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hồng Sơn  - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Tại Hội nghị, thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày dự thảo báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, kinh tế của tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển biến tích cực, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 7 năm 2004 - 2010  (theo giá cố định 1994) tăng 11,58%/năm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 5 năm 2011 - 2015 (giá so sánh 2010) tăng 5,6%/năm; giai 2016 - 2018 (giá so sánh 2010) tăng 6,12%/năm; GRDP bình quân đầu người tăng từ 3,72 triệu đồng năm 2004 lên 33,6 triệu đồng năm 2018.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển dịch rõ nét và đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước phát triển, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với đầu ra sản phẩm.

Tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả việc huy động, lồng ghép các nguồn lực gắn với cơ cấu lại đầu tư công để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động giai đoạn 2004 - 2018 trên 94.300,3 tỷ đồng.

Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Sau 7 năm thực hiện đã đạt được kết quả quan trọng. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có 46/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 29,3% tổng số xã của tỉnh (xếp thứ 04/12 tỉnh trong vùng).

Sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi và phát triển, đã thu hút được một số dự án đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tạo bước chuyển biến mới về chất trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2004 là 952,3 tỷ đồng đến năm 2018 đạt 9.670,1 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại, dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá, từng bước khai thác, phát huy được tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Số lượng khách du lịch tăng dần qua các năm: Năm 2004 là 148.000 lượt khách, đến năm 2018 đạt 560.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 22.400 lượt khách). Doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng từ 38,21 tỷ đồng năm 2004 lên 333 tỷ đồng năm 2018.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hình ảnh, tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch.

Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, số lượng các nhà đầu tư đến với Yên Bái tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó có đầu từ lớn, tầm cỡ vào tỉnh. Chỉ số PCI của tỉnh từng bước được cải thiện (năm 2014 đứng thứ 55, năm 2015 đứng thứ 51, năm 2016 đứng thứ 47, năm 2017 đứng thứ 46, năm 2018 đứng thứ 42/63 tỉnh, thành phố). Trong giai đoạn 2004 - 2018, đã thu hút được 479 dự án đầu tư vào tỉnh, với tổng vốn đăng ký trên 51.472,46 tỷ đồng.

Kinh tế - xã hội vùng cao của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, khoảng cách phát triển giữa vùng cao và vùng thấp từng bước rút ngắn lại.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; hiệu quả công tác y tế dự phòng và chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từng bước được nâng lên; giáo dục dân tộc và giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến, đạt được những thành tích nổi bật; các chế độ chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị thiên tai... được quan tâm thực hiện kịp thời, đầy đủ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; một số vấn đề phát sinh trên địa bàn tỉnh được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý đứt điểm, không phát sinh phức tạp.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tiếp tục được nâng cao; việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đạt kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, sự phấn khởi, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và được Trung ương đánh giá cao.

Đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở NN&PTNT làm rõ một số kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, bổ sung, làm rõ thêm về việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh; về những kết quả đã đạt được; phân tích về những hạn chế, yếu kém, làm rõ hơn nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình và đề xuất thêm về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn  - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị

Dự và phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn  - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 của tỉnh Yên Bái.

Đồng chí cho rằng: Việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị là hết sức quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện để chuẩn bị cho việc xây dựng nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong giai đoạn tiếp theo. Tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị; báo cáo tổng kết của tỉnh đã bám sát vào nội dung của Ban Chỉ đạo, đánh giá cụ thể và làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Theo đánh giá, về kinh tế tăng trưởng của Yên Bái tăng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; văn hóa xã hội phát triển mạnh, tỷ lệ giảm nghèo nhanh và bền vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định...

Đồng chí Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng gợi ý một số vấn đề để tỉnh tiếp tục bổ sung hoàn thiện báo cáo tổng kết và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo. Trong đó phân tích sâu hơn về kết quả, đưa ra được những nút thắt trong trong quá trình thực hiện; tiếp tục rà soát lại các mục tiêu, xác định những động lực phát triển để có đánh giá chính xác bảo đảm tính khoa học, logic hơn và có tính khả thi cao; đồng thời tỉnh cần xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện của tỉnh; tỉnh cần phát huy và khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương; tỉnh cần tập trung nhiều hơn về 3 khâu đột phá, cải cách về thể chế, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách và đổi mới hợp tác xã kiểu mới; tỉnh cần rà soát lại quy hoạch đô thị, có ý tưởng và tầm nhìn về quy hoạch; tăng cường liên kết giữa các tỉnh trong vùng; tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỉnh cần có giải pháp cụ thể để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai...

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà khẳng định: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả trọng và toàn toàn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, rõ nhất được thể hiện ở vấn đề: nhận thức có nhiều nhận thức có nhiều chuyển biến và được nâng lên rõ rệt, đã nhận diện được vị trí chiến lược tiềm năng lợi thế và những khó khăn thách thức của cả vùng và nhìn rõ hơn về vị trí vai trò đặc biệt của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung trong đó có vị trí, địa lý chính trị, kinh tế của tỉnh Yên Bái nói riêng.

Sự cần thiết về liên kết vùng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thông qua nghị quyết 37 đã giúp tỉnh nhận diện sâu sắc hơn về tiềm năng, lợi thế, những khó khăn thách thức để có giải pháp tháo gỡ; tỉnh đã chủ động và tích cực liên kết vùng gắn với hội nhập sau với các tỉnh trong và nước ngoài để phát triển kinh tế, xã hội.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng cho rằng, chính Nghị quyết 37 đã giúp cho tỉnh chủ động và tích cực trong liên kết vùng, được thể hóa nghị quyết để phát triển các khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Lựa chọn những vấn đề trọng cốt lõi để liên kết vùng mà trọng tâm là hệ thống giao thông, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực cũng như trong lĩnh vực phát triển du lịch thương mại.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị đó là sự phối hợp của các ban ngành Trung ương, giữa các tỉnh trong vùng chưa có sự chặt chẽ, bài bản và vững chắc; chính sách phát triển vùng còn hạn chế về nguồn lực; sự liên kết trong vùng còn nhiều bất cập, thực hiện liên kết vùng còn lỏng lẻo, hạn hẹp; đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng nói chung và cho Yên Bái nói riêng còn thấp; ; hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, của vùng.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà cũng đề nghị với đoàn công tác của Trung ương, sau khi tổng kết Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, Trung ương sớm ban hành nghị mới để thay thế với tư thế tầm nhìn, tư duy mới về vùng Trung du và vùng núi Bắc Bộ; quan tâm để xây dựng một chiến lược phát triển vùng một cách cang cơ hợp lý và có cơ chế đủ mạnh để đảm bảo nguồn lực và thực sự là động lực cho phát triển vùng; lựa chọn vấn đề cốt lõi, cơ bản cho phát triển nhất là thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng, tư duy nhằm liên kết vùng cũng chính là phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Các ngành, các lĩnh vực có lợi thế phát triển các sản phẩm cho liên kết trên lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nhằm thực hiện 3 đột phá chiếm lược một cách có hiệu quả…

1300 lượt xem
Tiến Lập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h