CTTĐT - Mặc dù mới được thành lập, nhưng Hợp tác xã (HTX) Quế Hồi xã Đào Thịnh là một tập thể lao động giỏi trong xây dựng thương hiệu quế hữu cơ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trồng quế, bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển kinh tế rừng một cách hiệu quả và bền vững. Đây thực sự là một mô hình tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Trấn Yên.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn (2018 - 2020) của Thủ tướng Chính phủ, xã Đào Thịnh đã mời gọi Công ty Quế hồi Việt Nam - Vina Samex liên kết các hộ dân trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, sau một thời gian khảo sát, tháng 4/2017 HTX Quế hồi Việt Nam chính thức được thành lập. Bước đầu là tập trung xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ, nhằm bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, sinh thái bền vững; tạo ra sản phẩm quế an toàn, chất lượng cao; đảm bảo sức khỏe cho con người và động vật; hướng đến nền sản xuất nông nghiệp địa phương theo chuỗi giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao.
Ngay khi thành lập, Ban Giám đốc HTX xác định sản xuất hiện đại là điều kiện tất yếu để tạo ra những giá trị bền vững. Do đó, từ các nguồn lực, HTX đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, ứng dụng công nghệ vào chế biến và hiện nay đang tạo ra 12 loại sản phẩm quế chất lượng cao, với các mặt hàng chủ lực như: quế điếu thuốc, quế ống, quế tăm, quế bột, tinh dầu quế… đang có sức cạnh tranh mạnh và giá bán ổn định. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến, HTX đã xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ có tổng diện tích trên 14.000 m2, công suất từ 80 - 100 tấn quế tươi/tháng, vốn đầu tư 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại thực hiện các khâu chế biến như: cắt, thái, tháp chưng cất tinh dầu…
Sau hơn 2 năm thực hiện liên kết, với diện tích quế hữu cơ bản đầu chỉ là 1,5ha thì nay vùng nguyên liệu đã lên tới 500ha tại thôn 5, 6 và thôn 7, sản phẩm của người dân được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm và tăng 20% so giá thị trường. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay, HTX đã sản xuất được 2.000 tấn quế khô, 150 tấn hồi khô; sản phẩm quế của HTX được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và các thị trường khó tính như Eu, Nhật Bản. Để cung cấp đủ nguyên liệu cho các dây chuyền sản xuất và cung cấp đủ sản phẩm cho các đơn đặt hàng, HTX tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương thuộc huyện Văn Bàn và Bắc Hà của tỉnh Lào Cai.
Vùng nguyên liệu liên tục được mở rộng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm thường xuyên hơn cho người lao động. Hiện tại, HTX đang giải quyết việc làm cho 150 lao động. Đặc biệt, để người lao động gắn kết với HTX, hăng say hơn trong lao động, sản xuất, đầu năm 2019 tổ chức Công đoàn chính thức được thành lập, do đó yếu tố về an toàn lao động được quan tâm hơn. Điều kiện, môi trường làm việc của thành viên, người lao động HTX liên tục được cải thiện, các kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất nhằm giảm công lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài tiền hỗ trợ ăn trưa, tham quan nghỉ mát, được tặng quà mỗi dịp lễ Tết, thì thu nhập bình quân của người lao động ở đây đã đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Việc bảo đảm quy trình sản xuất quế hữu cơ của HTX Quế hồi Việt Nam đã giúp xã Đào Thịnh có một sản phẩm chủ lực là sản phẩm quế hữu cơ theo chuỗi giá trị, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho các thành viên, người lao động, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế, tăng thu nhập để xây dựng nông thôn mới bền vững tại địa phương.
Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương của HTX Quế hồi khẳng định được HTX kiểu mới của nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, những mô hình như thế này cần được phát huy và nhân rộng để mô hình HTX thực sự là thành phần kinh tế quan trọng và đem lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần trong thực hiện thành công chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện Trấn Yên.
1382 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mặc dù mới được thành lập, nhưng Hợp tác xã (HTX) Quế Hồi xã Đào Thịnh là một tập thể lao động giỏi trong xây dựng thương hiệu quế hữu cơ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trồng quế, bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển kinh tế rừng một cách hiệu quả và bền vững. Đây thực sự là một mô hình tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Trấn Yên.Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn (2018 - 2020) của Thủ tướng Chính phủ, xã Đào Thịnh đã mời gọi Công ty Quế hồi Việt Nam - Vina Samex liên kết các hộ dân trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, sau một thời gian khảo sát, tháng 4/2017 HTX Quế hồi Việt Nam chính thức được thành lập. Bước đầu là tập trung xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ, nhằm bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, sinh thái bền vững; tạo ra sản phẩm quế an toàn, chất lượng cao; đảm bảo sức khỏe cho con người và động vật; hướng đến nền sản xuất nông nghiệp địa phương theo chuỗi giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao.
Ngay khi thành lập, Ban Giám đốc HTX xác định sản xuất hiện đại là điều kiện tất yếu để tạo ra những giá trị bền vững. Do đó, từ các nguồn lực, HTX đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, ứng dụng công nghệ vào chế biến và hiện nay đang tạo ra 12 loại sản phẩm quế chất lượng cao, với các mặt hàng chủ lực như: quế điếu thuốc, quế ống, quế tăm, quế bột, tinh dầu quế… đang có sức cạnh tranh mạnh và giá bán ổn định. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến, HTX đã xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ có tổng diện tích trên 14.000 m2, công suất từ 80 - 100 tấn quế tươi/tháng, vốn đầu tư 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại thực hiện các khâu chế biến như: cắt, thái, tháp chưng cất tinh dầu…
Sau hơn 2 năm thực hiện liên kết, với diện tích quế hữu cơ bản đầu chỉ là 1,5ha thì nay vùng nguyên liệu đã lên tới 500ha tại thôn 5, 6 và thôn 7, sản phẩm của người dân được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm và tăng 20% so giá thị trường. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay, HTX đã sản xuất được 2.000 tấn quế khô, 150 tấn hồi khô; sản phẩm quế của HTX được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và các thị trường khó tính như Eu, Nhật Bản. Để cung cấp đủ nguyên liệu cho các dây chuyền sản xuất và cung cấp đủ sản phẩm cho các đơn đặt hàng, HTX tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương thuộc huyện Văn Bàn và Bắc Hà của tỉnh Lào Cai.
Vùng nguyên liệu liên tục được mở rộng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm thường xuyên hơn cho người lao động. Hiện tại, HTX đang giải quyết việc làm cho 150 lao động. Đặc biệt, để người lao động gắn kết với HTX, hăng say hơn trong lao động, sản xuất, đầu năm 2019 tổ chức Công đoàn chính thức được thành lập, do đó yếu tố về an toàn lao động được quan tâm hơn. Điều kiện, môi trường làm việc của thành viên, người lao động HTX liên tục được cải thiện, các kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất nhằm giảm công lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài tiền hỗ trợ ăn trưa, tham quan nghỉ mát, được tặng quà mỗi dịp lễ Tết, thì thu nhập bình quân của người lao động ở đây đã đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Việc bảo đảm quy trình sản xuất quế hữu cơ của HTX Quế hồi Việt Nam đã giúp xã Đào Thịnh có một sản phẩm chủ lực là sản phẩm quế hữu cơ theo chuỗi giá trị, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho các thành viên, người lao động, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế, tăng thu nhập để xây dựng nông thôn mới bền vững tại địa phương.
Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương của HTX Quế hồi khẳng định được HTX kiểu mới của nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, những mô hình như thế này cần được phát huy và nhân rộng để mô hình HTX thực sự là thành phần kinh tế quan trọng và đem lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần trong thực hiện thành công chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện Trấn Yên.