Đến năm 2016, huyện Trấn Yên đã định hình được 3 vùng sản xuất tre măng Bát độ tập trung với tổng diện tích trên 1.900 ha.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đồng bào Mông xã Hồng Ca trồng tre măng Bát độ.
Cách đây hơn chục năm, huyện Trấn Yên đã xây dựng Đề án Phát triển cây tre măng Bát độ làm hàng hóa với quy mô lớn. Khi ấy, có nhiều người hoài nghi về tính hiệu quả của Dự án.
Song, với sự quyết tâm của huyện cùng các giải pháp đồng bộ trong liên kết "4 nhà", đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 1.900 ha ở 10 xã, sản lượng măng vỏ tươi bình quân hàng năm đạt trên 20.000 tấn. Sản phẩm măng tre Bát độ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản. Cây tre măng Bát độ không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà là cây trồng làm giàu cho hàng trăm hộ nông dân ở Trấn Yên.
Vài năm trước, Kiên Thành còn là một xã vùng sâu, vùng xa khó khăn và nghèo bậc nhất huyện, nhưng hôm nay xã đã có bước phát triển vượt bậc; tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, nhiều hộ dân đã trở nên khá, giàu. Toàn xã có hơn 900 hộ thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng Bát độ; nhà ít có vài trăm gốc, nhà nhiều cũng có các chục héc-ta.
Hiện nay, tổng diện tích tre Bát Độ của xã trên 1.268 ha, trong đó, có hơn 1.050 ha được thu hoạch măng. Một số thôn, bản có diện tích lớn: Đồng Cát, Cát Tường, Khe Rộng, Khe Tối, Yên Thịnh, Đồng Ruộng. Sản lượng măng vỏ tươi của xã trong năm 2016 đạt trên 21.000 tấn, đem lại thu nhập trên 16 tỷ đồng.
Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trong năm 2017, Kiên Thành có kế hoạch trồng mới 250 ha. Ngay từ cuối năm 2016, địa phương đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn, bản rà soát nguồn củ giống, quỹ đất; tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký trồng và phối hợp với cán bộ kỹ thuật kiểm tra điều kiện đất đai để khi trồng cây sống đạt tỷ lệ cao nhất”.
Hồng Ca cũng là một xã đặc biệt khó khăn của huyện và bắt đầu triển khai chương trình trồng măng Bát độ từ năm 2006. Đến nay, đã mở rộng diện tích lên trên 419 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn: Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt, loại cây trồng này đang trở thành hy vọng mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các thôn: Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron.
Đến nay, số hộ đồng bào Mông tham gia trồng tre măng Bát độ có trên 100 hộ với diện tích gần 100 ha. Năm 2017, xã phấn đấu trồng 300 ha, nâng tổng diện tre Bát độ lên hơn 700 ha; trong đó, đồng bào Mông ở thôn Hồng Lâu quyết tâm trồng mới 100 ha. Để thực hiện được chỉ tiêu giao, xã Hồng Ca đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuẩn bị các điều kiện để trồng và huy động nhân lực từ các tổ chức, đoàn thể giúp dân trồng tre Bát độ trong thời vụ tốt nhất.
Nhờ thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa doanh nghiệp và nông dân, đến năm 2016, huyện Trấn Yên đã định hình được 3 vùng sản xuất tre măng Bát độ tập trung với tổng diện tích trên 1.900 ha.
Thực tế cho thấy, cây tre măng Bát độ mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 - 3 lần so với cây trồng khác trên đất đồi rừng; từ đó, đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Vì vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI xác định phát triển cây tre măng Bát độ là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông nghiệp trong điểm.
Từ đó, xây dựng kế hoạch trong giai đoạn 2015 - 2020 tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều đất lâm nghiệp. Đồng thời, chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích tre Bát độ già cỗi để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Trong năm 2017, toàn huyện xây dựng kế hoạch trồng mới 550 ha, tập trung tại xã Hồng Ca và Kiên Thành.
Ngay từ tháng 9/2016, Ban Quản lý Dự án phát triển tre măng Bát độ của huyện đã phối hợp với các ngành chức năng và 2 xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho những hộ đăng ký trồng mới; hướng dẫn, đôn đốc các hộ phát dọn thực bì chuẩn bị đất; kiểm tra chất lượng củ giống, cung ứng giống, phân bón để phấn đấu trồng trong khung lịch thời tiết thuận lợi.
Với mục tiêu phát triển bền vững các vùng tre măng hàng hóa chuyên canh theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả của các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ... thực hiện Đề án Phát triển vùng tre măng Bát độ của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện phấn đấu trồng mới 2.000 ha, nâng tổng diện tích tre Bát độ của huyện lên gần 4.000 ha.
Ông Nguyễn Tiến Chiển - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: “Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên sẽ chú trọng xây dựng được mối liên kết bền vững giữa “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng thời, triển khai nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến tre măng Bát độ như: Công ty TNHH Vạn Đạt, Hợp tác xã Kiên Thành… Qua đó, gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nhiều hộ dân”.
2065 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến năm 2016, huyện Trấn Yên đã định hình được 3 vùng sản xuất tre măng Bát độ tập trung với tổng diện tích trên 1.900 ha.Cách đây hơn chục năm, huyện Trấn Yên đã xây dựng Đề án Phát triển cây tre măng Bát độ làm hàng hóa với quy mô lớn. Khi ấy, có nhiều người hoài nghi về tính hiệu quả của Dự án.
Song, với sự quyết tâm của huyện cùng các giải pháp đồng bộ trong liên kết "4 nhà", đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 1.900 ha ở 10 xã, sản lượng măng vỏ tươi bình quân hàng năm đạt trên 20.000 tấn. Sản phẩm măng tre Bát độ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản. Cây tre măng Bát độ không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà là cây trồng làm giàu cho hàng trăm hộ nông dân ở Trấn Yên.
Vài năm trước, Kiên Thành còn là một xã vùng sâu, vùng xa khó khăn và nghèo bậc nhất huyện, nhưng hôm nay xã đã có bước phát triển vượt bậc; tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, nhiều hộ dân đã trở nên khá, giàu. Toàn xã có hơn 900 hộ thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng Bát độ; nhà ít có vài trăm gốc, nhà nhiều cũng có các chục héc-ta.
Hiện nay, tổng diện tích tre Bát Độ của xã trên 1.268 ha, trong đó, có hơn 1.050 ha được thu hoạch măng. Một số thôn, bản có diện tích lớn: Đồng Cát, Cát Tường, Khe Rộng, Khe Tối, Yên Thịnh, Đồng Ruộng. Sản lượng măng vỏ tươi của xã trong năm 2016 đạt trên 21.000 tấn, đem lại thu nhập trên 16 tỷ đồng.
Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trong năm 2017, Kiên Thành có kế hoạch trồng mới 250 ha. Ngay từ cuối năm 2016, địa phương đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn, bản rà soát nguồn củ giống, quỹ đất; tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký trồng và phối hợp với cán bộ kỹ thuật kiểm tra điều kiện đất đai để khi trồng cây sống đạt tỷ lệ cao nhất”.
Hồng Ca cũng là một xã đặc biệt khó khăn của huyện và bắt đầu triển khai chương trình trồng măng Bát độ từ năm 2006. Đến nay, đã mở rộng diện tích lên trên 419 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn: Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt, loại cây trồng này đang trở thành hy vọng mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các thôn: Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron.
Đến nay, số hộ đồng bào Mông tham gia trồng tre măng Bát độ có trên 100 hộ với diện tích gần 100 ha. Năm 2017, xã phấn đấu trồng 300 ha, nâng tổng diện tre Bát độ lên hơn 700 ha; trong đó, đồng bào Mông ở thôn Hồng Lâu quyết tâm trồng mới 100 ha. Để thực hiện được chỉ tiêu giao, xã Hồng Ca đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuẩn bị các điều kiện để trồng và huy động nhân lực từ các tổ chức, đoàn thể giúp dân trồng tre Bát độ trong thời vụ tốt nhất.
Nhờ thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa doanh nghiệp và nông dân, đến năm 2016, huyện Trấn Yên đã định hình được 3 vùng sản xuất tre măng Bát độ tập trung với tổng diện tích trên 1.900 ha.
Thực tế cho thấy, cây tre măng Bát độ mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 - 3 lần so với cây trồng khác trên đất đồi rừng; từ đó, đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Vì vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI xác định phát triển cây tre măng Bát độ là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông nghiệp trong điểm.
Từ đó, xây dựng kế hoạch trong giai đoạn 2015 - 2020 tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều đất lâm nghiệp. Đồng thời, chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích tre Bát độ già cỗi để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Trong năm 2017, toàn huyện xây dựng kế hoạch trồng mới 550 ha, tập trung tại xã Hồng Ca và Kiên Thành.
Ngay từ tháng 9/2016, Ban Quản lý Dự án phát triển tre măng Bát độ của huyện đã phối hợp với các ngành chức năng và 2 xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho những hộ đăng ký trồng mới; hướng dẫn, đôn đốc các hộ phát dọn thực bì chuẩn bị đất; kiểm tra chất lượng củ giống, cung ứng giống, phân bón để phấn đấu trồng trong khung lịch thời tiết thuận lợi.
Với mục tiêu phát triển bền vững các vùng tre măng hàng hóa chuyên canh theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả của các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ... thực hiện Đề án Phát triển vùng tre măng Bát độ của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện phấn đấu trồng mới 2.000 ha, nâng tổng diện tích tre Bát độ của huyện lên gần 4.000 ha.
Ông Nguyễn Tiến Chiển - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: “Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên sẽ chú trọng xây dựng được mối liên kết bền vững giữa “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng thời, triển khai nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến tre măng Bát độ như: Công ty TNHH Vạn Đạt, Hợp tác xã Kiên Thành… Qua đó, gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nhiều hộ dân”.