CTTĐT - Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Lục Yên tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh tại vùng cao, duy trì mức sinh thay thế ở vùng thấp; nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, đặc biệt là kiềm chế và giảm dần mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số vàng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn huyện.
Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe bà mẹ giữa các vùng trong huyện (ảnh minh họa)
Thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016 - 2020, huyện Lục Yên tiếp tục giảm mức sinh, duy trì mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số xuống còn 9,01‰; giảm tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) xuống dưới 2,1; quy mô dân số toàn huyện không quá 112 nghìn người; số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại duy trì ở mức 75% và giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên dưới 8%.
Khống chế gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh dưới 115 trẻ nam/100 trẻ nữ. Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật, và tử vong ở trẻ em. Đến năm 2020, tỷ suất tử vong sơ sinh xuống còn dưới 10‰; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 1‰; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuối xuống còn 12,2‰; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15%; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh đạt 10%.
Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe bà mẹ giữa các vùng trong huyện. Đến năm 2020, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 80%; Tỷ số chết mẹ 45 ca/100.000 sơ sinh sống; Giảm phá thai và cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. Đến năm 2020, tỷ lệ phá thai giảm còn 9,5 ca/100 ca đẻ sống; Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuối 30 - 54. Đến năm 2020, giảm 15% tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản; Giảm 10% tỷ lệ nhiễm khuẩn lây qua đường tình tình dục.
Cải thiện sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, giảm tỷ lệ có thai và tỷ lệ phá thai ở vị thành niên. Đến năm 2020, 70% cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với vị thành niên, thanh niên; giảm 20% số vị thành niên có thai ngoài ý muốn so với năm 2015.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, triển khai hiệu quả mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Đến năm 2020, 40% số người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; 50% cơ sở y tế tuyến xã đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho người cao tuổi; 100% cơ sở y tế tuyến huyện đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho người cao tuổi.
Để đạt được các mục tiêu trên, huyện Lục Yên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác dân số, sức khỏe sinh sản; Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số - sức khoẻ sinh sản; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác dân số - sức khoẻ sinh sản.Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, vận động và truyền thông giáo dục thay đối hành vi nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành vi, tập quán của cộng đồng; tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội ủng hộ thực hiện mục tiêu của công tác dân số, sức khỏe sinh sản. Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản.
Rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản của các tuyến y tế. Thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị đồng bộ; bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho cán bộ cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật; Đảm bảo tính sẵn có và khả năng tiếp cận, sử dụng thuận lợi của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu cơ bản tại 100% Trạm Y tế xã và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện tại Trung tâm Y tế huyện. Củng cố, nâng cấp hệ thống dự trữ, bảo quản, cung cấp phương tiện tránh thai và thuốc, vật tư, hoá chất, sinh phẩm thiết yếu phục vụ các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình ở các tuyến y tế. Đa dạng các biện pháp tránh thai đế tăng sự lựa chọn cho người dân.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân số, sức khỏe sinh sản; Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở; Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ dân số, sức khỏe sinh sản.
1212 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Lục Yên tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh tại vùng cao, duy trì mức sinh thay thế ở vùng thấp; nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, đặc biệt là kiềm chế và giảm dần mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số vàng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn huyện.Thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016 - 2020, huyện Lục Yên tiếp tục giảm mức sinh, duy trì mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số xuống còn 9,01‰; giảm tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) xuống dưới 2,1; quy mô dân số toàn huyện không quá 112 nghìn người; số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại duy trì ở mức 75% và giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên dưới 8%.
Khống chế gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh dưới 115 trẻ nam/100 trẻ nữ. Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật, và tử vong ở trẻ em. Đến năm 2020, tỷ suất tử vong sơ sinh xuống còn dưới 10‰; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 1‰; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuối xuống còn 12,2‰; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15%; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh đạt 10%.
Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe bà mẹ giữa các vùng trong huyện. Đến năm 2020, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 80%; Tỷ số chết mẹ 45 ca/100.000 sơ sinh sống; Giảm phá thai và cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. Đến năm 2020, tỷ lệ phá thai giảm còn 9,5 ca/100 ca đẻ sống; Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuối 30 - 54. Đến năm 2020, giảm 15% tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản; Giảm 10% tỷ lệ nhiễm khuẩn lây qua đường tình tình dục.
Cải thiện sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, giảm tỷ lệ có thai và tỷ lệ phá thai ở vị thành niên. Đến năm 2020, 70% cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với vị thành niên, thanh niên; giảm 20% số vị thành niên có thai ngoài ý muốn so với năm 2015.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, triển khai hiệu quả mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Đến năm 2020, 40% số người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; 50% cơ sở y tế tuyến xã đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho người cao tuổi; 100% cơ sở y tế tuyến huyện đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho người cao tuổi.
Để đạt được các mục tiêu trên, huyện Lục Yên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác dân số, sức khỏe sinh sản; Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số - sức khoẻ sinh sản; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác dân số - sức khoẻ sinh sản.Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, vận động và truyền thông giáo dục thay đối hành vi nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành vi, tập quán của cộng đồng; tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội ủng hộ thực hiện mục tiêu của công tác dân số, sức khỏe sinh sản. Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản.
Rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản của các tuyến y tế. Thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị đồng bộ; bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho cán bộ cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật; Đảm bảo tính sẵn có và khả năng tiếp cận, sử dụng thuận lợi của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu cơ bản tại 100% Trạm Y tế xã và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện tại Trung tâm Y tế huyện. Củng cố, nâng cấp hệ thống dự trữ, bảo quản, cung cấp phương tiện tránh thai và thuốc, vật tư, hoá chất, sinh phẩm thiết yếu phục vụ các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình ở các tuyến y tế. Đa dạng các biện pháp tránh thai đế tăng sự lựa chọn cho người dân.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân số, sức khỏe sinh sản; Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở; Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ dân số, sức khỏe sinh sản.