CTTĐT - Vụ mùa năm nay, nông dân thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy gần 760 ha lúa mùa. Hiện nay, diện tích lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, chuẩn bị đứng cái làm đòng, đây là thời kỳ rất mẫn cảm với các loại sâu, bệnh hại. Vì vậy, cùng với biện pháp chủ động phòng trừ của người dân, cơ quan chuyên môn thị xã cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn tại đồng ruộng về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa cho người dân.
Nông dân Nghĩa Lộ chăm sóc lúa mùa
Theo kết quả thăm đồng của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ, thời điểm này, gần 760 ha lúa mùa của thị xã cơ bản đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết có nắng và mưa rào nhẹ kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển với mật độ trung bình 5 - 10 con/ m2. Ngoài sâu cuốn lá còn có các đối tượng sâu bệnh khác như: Châu chấu, rầy nâu, rầy lưng trắng ở mật độ thấp. Đặc biệt các thiên địch như: Bọ khoang, chuồn chuồn, bọ dừa, ong ký sinh… cũng đang phát triển mạnh. Để bảo vệ thiên địch và tránh sâu bệnh không bùng phát gây hại về cuối vụ trong giai đoạn lúa từ đứng cái làm đòng tới trỗ bông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ khuyến cáo nông dân các xã, phường tuyệt đối không dùng các biện pháp hóa học để diệt sâu ở giai đoạn này, tích cực chăm sóc để lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Sang giai đoạn đứng cái làm đòng khi có sâu cuốn lá nhỏ thì mới dùng các biện pháp hóa học để phòng trừ để bảo vệ lá đòng đạt năng suất cao nhất. Song song với đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, đôn đốc bà con nông dân thị xã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, chính xác các đối tượng sâu cuốn lá gây hại để kịp thời xử lý.
Ngoài ra, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã cũng phối hợp với UBND 7 xã, phường tổ chức 7 lớp tập huấn hướng dẫn bà con nhân dân cách nhận biết và phòng trừ từng loại sâu bệnh cụ thể theo từng giai đoạn, thu hút hơn 2.000 người dân tham gia; tổ chức tư vấn tại đồng ruộng về cách chăm sóc lúa cho bà con. Phối hợp với cơ quan chuyên môn, lãnh đạo các xã, phường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra yêu cầu 100% các đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thị xã ký cam kết không kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, niêm yết giá tại cửa hàng theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Để đạt mục tiêu năng suất lúa bình quân vụ mùa của thị xã đạt 50 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 3.792 tấn, thời gian tới, cùng với việc tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm công tác thăm đồng điều tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc và bảo vệ lúa đúng kỹ thuật, thị xã Nghĩa Lộ cũng yêu cầu Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại, xác định những diện tích cần phòng trừ khi mật độ, tỷ lệ đến ngưỡng theo nguyên tắc "4 đúng" (đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật) góp phần bảo vệ năng suất, sản lượng lúa đã đề ra./.
1781 lượt xem
CTV: Thuỳ Hương - Xuân Tỉnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vụ mùa năm nay, nông dân thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy gần 760 ha lúa mùa. Hiện nay, diện tích lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, chuẩn bị đứng cái làm đòng, đây là thời kỳ rất mẫn cảm với các loại sâu, bệnh hại. Vì vậy, cùng với biện pháp chủ động phòng trừ của người dân, cơ quan chuyên môn thị xã cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn tại đồng ruộng về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa cho người dân.Theo kết quả thăm đồng của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ, thời điểm này, gần 760 ha lúa mùa của thị xã cơ bản đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết có nắng và mưa rào nhẹ kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển với mật độ trung bình 5 - 10 con/ m2. Ngoài sâu cuốn lá còn có các đối tượng sâu bệnh khác như: Châu chấu, rầy nâu, rầy lưng trắng ở mật độ thấp. Đặc biệt các thiên địch như: Bọ khoang, chuồn chuồn, bọ dừa, ong ký sinh… cũng đang phát triển mạnh. Để bảo vệ thiên địch và tránh sâu bệnh không bùng phát gây hại về cuối vụ trong giai đoạn lúa từ đứng cái làm đòng tới trỗ bông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ khuyến cáo nông dân các xã, phường tuyệt đối không dùng các biện pháp hóa học để diệt sâu ở giai đoạn này, tích cực chăm sóc để lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Sang giai đoạn đứng cái làm đòng khi có sâu cuốn lá nhỏ thì mới dùng các biện pháp hóa học để phòng trừ để bảo vệ lá đòng đạt năng suất cao nhất. Song song với đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, đôn đốc bà con nông dân thị xã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, chính xác các đối tượng sâu cuốn lá gây hại để kịp thời xử lý.
Ngoài ra, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã cũng phối hợp với UBND 7 xã, phường tổ chức 7 lớp tập huấn hướng dẫn bà con nhân dân cách nhận biết và phòng trừ từng loại sâu bệnh cụ thể theo từng giai đoạn, thu hút hơn 2.000 người dân tham gia; tổ chức tư vấn tại đồng ruộng về cách chăm sóc lúa cho bà con. Phối hợp với cơ quan chuyên môn, lãnh đạo các xã, phường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra yêu cầu 100% các đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thị xã ký cam kết không kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, niêm yết giá tại cửa hàng theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Để đạt mục tiêu năng suất lúa bình quân vụ mùa của thị xã đạt 50 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 3.792 tấn, thời gian tới, cùng với việc tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm công tác thăm đồng điều tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc và bảo vệ lúa đúng kỹ thuật, thị xã Nghĩa Lộ cũng yêu cầu Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại, xác định những diện tích cần phòng trừ khi mật độ, tỷ lệ đến ngưỡng theo nguyên tắc "4 đúng" (đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật) góp phần bảo vệ năng suất, sản lượng lúa đã đề ra./.