Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới… góp phần giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập giảm nghèo.
Nông dân xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình trồng mía cho thu nhập trên 60 triệu đồng/ha.
Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai các chương trình, dự án với việc lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ vùng ĐBKK như: vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường lớp học, trạm y tế… Cơ sở hạ tầng được xây dựng và mở rộng; nhiều công trình được nâng cấp và đầu tư mới, đã làm thay đổi tập quán sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Từ năm 2011 đến nay, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK với 65 công trình, kinh phí thực hiện trên 60 tỷ đồng. Trong đó, đã bàn giao và đưa vào sử dụng 6 công trình thủy lợi, 42 công trình đường giao thông, 3 hội trường thôn.
Ngoài ra, còn sửa chữa nâng cấp 31 công trình trường học, giao thông, thủy lợi, cấp nước tập trung, với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Nhiều công trình với kinh phí đầu tư lớn như: đường thôn 3, xã Phúc Ninh; đường thôn Khe Tam, xã Phúc An; đường trung tâm xã Yên Thành; đường thôn 1, xã Ngọc Chấn; công trình thủy lợi xã Xuân Lai; cầu Làng Điện, xã Cảm Ân; điểm trường mầm non thôn 4, xã Văn Lãng…
Cùng với đó là Chương trình Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số được triển khai và nhân rộng mô hình giảm nghèo với kinh phí trên 10,7 tỷ đồng gồm: 140 máy móc, thiết bị các loại với 840 hộ được hưởng lợi, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng; 1.125 hộ phát triển chăn nuôi bằng việc mua trâu, bò nái, lợn nái, với kinh phí trên 5,5 tỷ đồng; 3.150 hộ mua 8.201 kg lúa giống, kinh phí trên 538 triệu đồng; gần 500 tấn phân bón, kinh phí trên 2,5 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Văn Trọng - Chủ tịch UBND huyện cho biết: huyện Yên Bình có 26 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã ĐBKK và 47 thôn, bản ĐBKK. Để thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBKK; xây dựng và nâng cấp một số công trình đáp ứng với nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất của nhân dân. Đối với cơ sở, các công trình xã được đầu tư luôn thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngoài ra, huyện còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã về công tác giảm nghèo nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Để điều hành triển khai hiệu quả Chương trình Giảm nghèo, huyện đã xây dựng đề án giảm nghèo từng giai đoạn và xây dựng kế hoạch hàng năm sát với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo và nhu cầu của người dân về các chính sách cần được đầu tư, hỗ trợ.
Qua đó, UBND huyện ban hành các quyết định về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và các chính sách về an sinh xã hội khác như: hỗ trợ tiền điện; cấp 4.757 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo và 2.508 thẻ cho đối tượng cận nghèo; triển khai mô hình nuôi lợn nái với 157 hộ tại 6 xã gồm: Cảm Ân, Phú Thịnh, Bạch Hà, Yên Thành, Xuân Lai, Tích Cốc.
Qua 3 năm triển khai mô hình, đã có 61 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, hàng năm vào dịp tết Nguyên đán và cuối tháng 4 hàng năm, gần 2.000 hộ nghèo còn được nhận gạo cứu đói của Chính phủ. Công tác bảo trợ trẻ em cũng được đặc biệt quan tâm, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với trên 2.300 trẻ em dưới 72 tháng tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Từ nguồn Quỹ "Bảo trợ trẻ em”, hàng năm, huyện thu đạt trung bình 130 triệu đồng. Huyện đã chi cho gần 200 trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK vượt khó trong học tập, tổ chức khám sàng lọc trẻ em bị khuyết tật, tim bẩm sinh. Hộ nghèo, hộ gia đình người có công với cách mạng còn được Nhà nước và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ để làm nhà ở, giúp vượt qua khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Do thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đặc biệt là các xã, thôn, bản ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số, đã góp phần mỗi năm huyện giảm 5% hộ nghèo và giải quyết việc làm mới cho gần 3.000 lao động. Đi trên những con đường liên xã, thôn, bản của huyện, điều dễ nhận thấy là nhiều khu dân cư vùng ĐBKK đang hình thành những trung tâm với hệ thống chợ và các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
1389 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới… góp phần giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập giảm nghèo.Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai các chương trình, dự án với việc lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ vùng ĐBKK như: vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường lớp học, trạm y tế… Cơ sở hạ tầng được xây dựng và mở rộng; nhiều công trình được nâng cấp và đầu tư mới, đã làm thay đổi tập quán sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Từ năm 2011 đến nay, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK với 65 công trình, kinh phí thực hiện trên 60 tỷ đồng. Trong đó, đã bàn giao và đưa vào sử dụng 6 công trình thủy lợi, 42 công trình đường giao thông, 3 hội trường thôn.
Ngoài ra, còn sửa chữa nâng cấp 31 công trình trường học, giao thông, thủy lợi, cấp nước tập trung, với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Nhiều công trình với kinh phí đầu tư lớn như: đường thôn 3, xã Phúc Ninh; đường thôn Khe Tam, xã Phúc An; đường trung tâm xã Yên Thành; đường thôn 1, xã Ngọc Chấn; công trình thủy lợi xã Xuân Lai; cầu Làng Điện, xã Cảm Ân; điểm trường mầm non thôn 4, xã Văn Lãng…
Cùng với đó là Chương trình Hỗ trợ phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số được triển khai và nhân rộng mô hình giảm nghèo với kinh phí trên 10,7 tỷ đồng gồm: 140 máy móc, thiết bị các loại với 840 hộ được hưởng lợi, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng; 1.125 hộ phát triển chăn nuôi bằng việc mua trâu, bò nái, lợn nái, với kinh phí trên 5,5 tỷ đồng; 3.150 hộ mua 8.201 kg lúa giống, kinh phí trên 538 triệu đồng; gần 500 tấn phân bón, kinh phí trên 2,5 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Văn Trọng - Chủ tịch UBND huyện cho biết: huyện Yên Bình có 26 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã ĐBKK và 47 thôn, bản ĐBKK. Để thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBKK; xây dựng và nâng cấp một số công trình đáp ứng với nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất của nhân dân. Đối với cơ sở, các công trình xã được đầu tư luôn thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngoài ra, huyện còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã về công tác giảm nghèo nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Để điều hành triển khai hiệu quả Chương trình Giảm nghèo, huyện đã xây dựng đề án giảm nghèo từng giai đoạn và xây dựng kế hoạch hàng năm sát với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo và nhu cầu của người dân về các chính sách cần được đầu tư, hỗ trợ.
Qua đó, UBND huyện ban hành các quyết định về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và các chính sách về an sinh xã hội khác như: hỗ trợ tiền điện; cấp 4.757 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng nghèo và 2.508 thẻ cho đối tượng cận nghèo; triển khai mô hình nuôi lợn nái với 157 hộ tại 6 xã gồm: Cảm Ân, Phú Thịnh, Bạch Hà, Yên Thành, Xuân Lai, Tích Cốc.
Qua 3 năm triển khai mô hình, đã có 61 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, hàng năm vào dịp tết Nguyên đán và cuối tháng 4 hàng năm, gần 2.000 hộ nghèo còn được nhận gạo cứu đói của Chính phủ. Công tác bảo trợ trẻ em cũng được đặc biệt quan tâm, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với trên 2.300 trẻ em dưới 72 tháng tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Từ nguồn Quỹ "Bảo trợ trẻ em”, hàng năm, huyện thu đạt trung bình 130 triệu đồng. Huyện đã chi cho gần 200 trẻ em nghèo có hoàn cảnh ĐBKK vượt khó trong học tập, tổ chức khám sàng lọc trẻ em bị khuyết tật, tim bẩm sinh. Hộ nghèo, hộ gia đình người có công với cách mạng còn được Nhà nước và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ để làm nhà ở, giúp vượt qua khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Do thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đặc biệt là các xã, thôn, bản ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số, đã góp phần mỗi năm huyện giảm 5% hộ nghèo và giải quyết việc làm mới cho gần 3.000 lao động. Đi trên những con đường liên xã, thôn, bản của huyện, điều dễ nhận thấy là nhiều khu dân cư vùng ĐBKK đang hình thành những trung tâm với hệ thống chợ và các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.