CTTĐT - Thực hiện chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) năm 2017, chiều 9/10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo truyền thông về lợi ích của quản lý và phát triển rừng bền vững, chứng chỉ rừng, thương hiệu sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Quang cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; UBND các xã của huyện Yên Bình, Trấn Yên; Hội Nông dân các xã tham gia FSC (Chứng nhận rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội do Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp; được chấp nhận và có khả năng nhập khẩu vào các thị trường Châu Âu, Mỹ), các hợp tác xã, tổ hợp tác…
Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại được Ban Hợp tác quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại tỉnh Yên Bái từ đầu năm 2015 với 03 hợp phần chính được triển khai tại huyện Trấn Yên và Yên Bình, gồm: Nâng cao năng lực cho các cấp hội, các tổ chức người trồng rừng về khả năng sản xuất kinh doanh hiệu quả và tham gia vận động chính sách; Tạo diễn đàn đa ngành, tổ chức đối thoại với chính quyền, các ngành về phát triển rừng và trang trại bền vững; Chia sẻ kinh nghiệm với khu vực và quốc tế. Thông qua các hợp phần đã nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nông dân trong quản lý và phát triển rừng bền vững; sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp hiệu quả, tạo các diễn đàn đưa chính sách đến với các tổ chức sản xuất rừng và trang trại và đưa tiếng nói của người nông dân đến với các cấp, các ngành, tham gia học tập chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Qua gần 3 năm triển khai, thông qua các chương trình, cùng với nhiệm vụ công tác hội, Hội Nông dân các cấp đã hỗ trợ xây dựng được nhiều mô hình, hình thức kinh tế tập thể hiệu quả và các chứng chỉ, thương hiệu sản phẩm giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết tham gia vào thị trường hiệu quả bền vững. Trong đó các cấp hội và các tổ nhóm đã nghiên cứu xây dựng 8 dự án nhỏ và được Ban Quản lý FFF Trung ương phê duyệt triển khai 5 dự án, tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tiếp cận thông tin, thị trường; Hỗ trợ thành lập mới 2 hợp tác xã, 27 tổ hợp tác, 31 nhóm hộ trồng rừng. Các mô hình có sự liên kết chặt chẽ với nhau như: Hợp tác xã Bình Minh (Yên Bình) xây dựng xưởng xẻ CoC tiêu thụ gỗ FSC của 31 nhóm hộ trồng rừng; Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam (Trấn Yên) với 22 tổ hợp tác vệ tinh xây dựng vùng sản xuất Quế Hữu cơ tại Trấn Yên. Ngoài chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại các cấp hội đã hỗ trợ phối hợp xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông lâm nghiệp như Cam Sành Lục Yên, Cam Văn Chấn, Bưởi Đại Minh…
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các địa phương và các cấp Hội để triển khai thực hiện trong thời gian tới, trong đó tập trung vào việc xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững, thương hiệu sản phẩm, xây dựng các hình thức kinh tế tạp thể thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; công tác phối hợp giữa chính quyền, các ban ngành và doanh nghiệp trong xây dựng “Chuỗi giá trị”, “Chuỗi liên kết” sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp; thuận lợi, hiệu quả của chứng chỉ quốc tế, thương hiệu sản phẩm nông lâm nghiệp trong việc tham gia thị trường; Những chính sách nông lâm nghiệp cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương...
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu được giới thiệu về kết quả tham quan trao đổi của chương trình FFF và khả năng áp dụng tại tỉnh.
1341 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) năm 2017, chiều 9/10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo truyền thông về lợi ích của quản lý và phát triển rừng bền vững, chứng chỉ rừng, thương hiệu sản phẩm nông, lâm nghiệp. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; UBND các xã của huyện Yên Bình, Trấn Yên; Hội Nông dân các xã tham gia FSC (Chứng nhận rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội do Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp; được chấp nhận và có khả năng nhập khẩu vào các thị trường Châu Âu, Mỹ), các hợp tác xã, tổ hợp tác…
Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại được Ban Hợp tác quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại tỉnh Yên Bái từ đầu năm 2015 với 03 hợp phần chính được triển khai tại huyện Trấn Yên và Yên Bình, gồm: Nâng cao năng lực cho các cấp hội, các tổ chức người trồng rừng về khả năng sản xuất kinh doanh hiệu quả và tham gia vận động chính sách; Tạo diễn đàn đa ngành, tổ chức đối thoại với chính quyền, các ngành về phát triển rừng và trang trại bền vững; Chia sẻ kinh nghiệm với khu vực và quốc tế. Thông qua các hợp phần đã nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nông dân trong quản lý và phát triển rừng bền vững; sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp hiệu quả, tạo các diễn đàn đưa chính sách đến với các tổ chức sản xuất rừng và trang trại và đưa tiếng nói của người nông dân đến với các cấp, các ngành, tham gia học tập chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Qua gần 3 năm triển khai, thông qua các chương trình, cùng với nhiệm vụ công tác hội, Hội Nông dân các cấp đã hỗ trợ xây dựng được nhiều mô hình, hình thức kinh tế tập thể hiệu quả và các chứng chỉ, thương hiệu sản phẩm giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết tham gia vào thị trường hiệu quả bền vững. Trong đó các cấp hội và các tổ nhóm đã nghiên cứu xây dựng 8 dự án nhỏ và được Ban Quản lý FFF Trung ương phê duyệt triển khai 5 dự án, tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tiếp cận thông tin, thị trường; Hỗ trợ thành lập mới 2 hợp tác xã, 27 tổ hợp tác, 31 nhóm hộ trồng rừng. Các mô hình có sự liên kết chặt chẽ với nhau như: Hợp tác xã Bình Minh (Yên Bình) xây dựng xưởng xẻ CoC tiêu thụ gỗ FSC của 31 nhóm hộ trồng rừng; Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam (Trấn Yên) với 22 tổ hợp tác vệ tinh xây dựng vùng sản xuất Quế Hữu cơ tại Trấn Yên. Ngoài chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại các cấp hội đã hỗ trợ phối hợp xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông lâm nghiệp như Cam Sành Lục Yên, Cam Văn Chấn, Bưởi Đại Minh…
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các địa phương và các cấp Hội để triển khai thực hiện trong thời gian tới, trong đó tập trung vào việc xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững, thương hiệu sản phẩm, xây dựng các hình thức kinh tế tạp thể thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; công tác phối hợp giữa chính quyền, các ban ngành và doanh nghiệp trong xây dựng “Chuỗi giá trị”, “Chuỗi liên kết” sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp; thuận lợi, hiệu quả của chứng chỉ quốc tế, thương hiệu sản phẩm nông lâm nghiệp trong việc tham gia thị trường; Những chính sách nông lâm nghiệp cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương...
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu được giới thiệu về kết quả tham quan trao đổi của chương trình FFF và khả năng áp dụng tại tỉnh.