Thực hiện mô hình nhân rộng khuyến nông (NRKN) áp dụng cuốn Sổ tay hướng dẫn hoạt động khuyến nông của tỉnh Điện Biên, từ tháng 4/2016, bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh theo yêu cầu đối ứng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với 3 cây trồng mục tiêu: lúa, ngô, đậu tương tại 3 huyện Văn Yên, Lục Yên và Yên Bình, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Yên Bái đã xây dựng các mô hình mẫu về sản xuất lúa, ngô, đậu tương.
Các đại biểu tham quan mô hình giống ngô DK9619 tại Văn Yên.
Để thực hiện hiệu quả các mô hình, TTKN
tỉnh Yên Bái phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình
tiến hành điều tra, khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ, ký hợp đồng với các
hộ tham gia mô hình. Việc chọn điểm có quy mô tập trung, đất đai phù hợp với
sinh trưởng, phát triển của cây lúa, ngô, đậu tương, đáp ứng được yêu cầu tưới
tiêu nước, chọn những hộ có nhu cầu và nhiệt tình tham gia làm mô hình.
Các trạm tổ chức tập huấn và phát tài
liệu cho trên 2.000 lượt hộ tham gia mô hình và ngoài mô hình về kỹ thuật thâm
canh lúa, ngô, đậu tương từ khâu ngâm ủ đến khâu gieo trồng, chăm sóc, cách
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản; hướng dẫn các hộ tham gia mô hình
thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, áp dụng đúng hướng dẫn kỹ thuật.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100%
giống, 50% định mức vật tư, phân bón, bảo đảm đúng thời vụ, đúng tiến độ. TTKN
tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ các trạm khuyến nông và cán bộ
phụ trách nông lâm nghiệp xã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi, ghi chép, kiểm tra
từng công đoạn, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng.
Tại huyện Văn Yên, mô hình NRKN được triển
khai thí điểm ở 3 xã: Tân Hợp, Đông Cuông, An Thịnh với tổng diện tích của 3
loại cây trồng là 10 ha. Đến nay, các mô hình đã cho thu hoạch và đạt kết quả
tốt, đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Chị Trương Thị Chán ở thôn 3 Khe
Lại, xã Tân Hợp trồng gần 2 sào ngô giống DK6919, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật
được hướng dẫn nên năng suất đạt cao.
Chị Chán cho biết: “Mọi năm tôi vẫn trồng
ngô vụ này nhưng năng suất chỉ khoảng 2,5 tạ/sào. Năm nay, tham gia mô hình,
được hướng dẫn kỹ thuật từ khi ngâm giống đến trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh; cán bộ khuyến nông thường xuyên nhắc nhở và cùng thăm đồng kiểm tra sự
phát triển của cây nên năng suất đạt trên 3 tạ/sào. Từ vụ sau, tôi sẽ lại trồng
giống ngô này theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn”.
Không chỉ gia đình chị Chán mà 10 hộ khác
trong thôn tham gia mô hình này cũng đạt năng suất cao. Qua thực tế sản xuất
cho thấy, giống ngô lai DK9619 có những ưu điểm vượt trội: tỷ lệ nảy mầm cao
(trên 95%); khả năng chống chịu hạn, chống đổ và sâu bệnh tốt; thời gian sinh
trưởng là 100 ngày, ngắn hơn các giống ngô cũ khoảng 10 ngày; năng suất đạt gần
6 tấn/ha.
Mô hình NRKN là một trong những hoạt động
đầu tiên mà Tổ chức JICA yêu cầu thực hiện trong Dự án “Phát triển nông thôn
dựa vào kết quả” tại 6 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và
Yên Bái. Dự án “Phát triển nông thôn dựa vào kết quả” nhằm mục đích ứng dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) nâng cao kỹ thuật canh tác lúa, ngô và đậu tương;
cải thiện công tác khuyến nông cũng như quản lý tưới tiêu có sự tham gia của
người dân; xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp... góp
phần chuyển dịch nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung hình thành một số
vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu theo chuỗi sản xuất khép kín, an toàn. Đồng
thời, thông qua các hoạt động này, năng lực của cán bộ nông nghiệp địa phương
được nâng cao.
Ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Trung tâm
Khuyến nông tỉnh cho biết: “Thực hiện yêu cầu đối ứng của Tổ chức JICA, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành xây dựng các mô hình với tổng diện tích 25 ha.
Do áp dụng tốt các tiến bộ KHKT mới nên các loại cây sinh trưởng, phát triển
tốt, sâu bệnh ít, năng suất tăng từ 10% - 15% so với sản xuất đại trà. Đây là
cơ sở để bà con nông dân tiếp tục ứng dụng tiến bộ KHKT, mở rộng diện tích trong
những năm tiếp theo. Từ kết quả mô hình sẽ tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và
biên soạn cuốn sổ tay hướng dẫn hoạt động khuyến nông cho phù hợp với điều kiện
khí hậu, đất đai, tập quán và trình độ canh tác của nông dân tại tỉnh Yên Bái”.
908 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thực hiện mô hình nhân rộng khuyến nông (NRKN) áp dụng cuốn Sổ tay hướng dẫn hoạt động khuyến nông của tỉnh Điện Biên, từ tháng 4/2016, bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh theo yêu cầu đối ứng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với 3 cây trồng mục tiêu: lúa, ngô, đậu tương tại 3 huyện Văn Yên, Lục Yên và Yên Bình, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Yên Bái đã xây dựng các mô hình mẫu về sản xuất lúa, ngô, đậu tương.
Để thực hiện hiệu quả các mô hình, TTKN
tỉnh Yên Bái phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình
tiến hành điều tra, khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ, ký hợp đồng với các
hộ tham gia mô hình. Việc chọn điểm có quy mô tập trung, đất đai phù hợp với
sinh trưởng, phát triển của cây lúa, ngô, đậu tương, đáp ứng được yêu cầu tưới
tiêu nước, chọn những hộ có nhu cầu và nhiệt tình tham gia làm mô hình.
Các trạm tổ chức tập huấn và phát tài
liệu cho trên 2.000 lượt hộ tham gia mô hình và ngoài mô hình về kỹ thuật thâm
canh lúa, ngô, đậu tương từ khâu ngâm ủ đến khâu gieo trồng, chăm sóc, cách
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản; hướng dẫn các hộ tham gia mô hình
thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, áp dụng đúng hướng dẫn kỹ thuật.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100%
giống, 50% định mức vật tư, phân bón, bảo đảm đúng thời vụ, đúng tiến độ. TTKN
tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ các trạm khuyến nông và cán bộ
phụ trách nông lâm nghiệp xã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi, ghi chép, kiểm tra
từng công đoạn, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng.
Tại huyện Văn Yên, mô hình NRKN được triển
khai thí điểm ở 3 xã: Tân Hợp, Đông Cuông, An Thịnh với tổng diện tích của 3
loại cây trồng là 10 ha. Đến nay, các mô hình đã cho thu hoạch và đạt kết quả
tốt, đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Chị Trương Thị Chán ở thôn 3 Khe
Lại, xã Tân Hợp trồng gần 2 sào ngô giống DK6919, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật
được hướng dẫn nên năng suất đạt cao.
Chị Chán cho biết: “Mọi năm tôi vẫn trồng
ngô vụ này nhưng năng suất chỉ khoảng 2,5 tạ/sào. Năm nay, tham gia mô hình,
được hướng dẫn kỹ thuật từ khi ngâm giống đến trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh; cán bộ khuyến nông thường xuyên nhắc nhở và cùng thăm đồng kiểm tra sự
phát triển của cây nên năng suất đạt trên 3 tạ/sào. Từ vụ sau, tôi sẽ lại trồng
giống ngô này theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn”.
Không chỉ gia đình chị Chán mà 10 hộ khác
trong thôn tham gia mô hình này cũng đạt năng suất cao. Qua thực tế sản xuất
cho thấy, giống ngô lai DK9619 có những ưu điểm vượt trội: tỷ lệ nảy mầm cao
(trên 95%); khả năng chống chịu hạn, chống đổ và sâu bệnh tốt; thời gian sinh
trưởng là 100 ngày, ngắn hơn các giống ngô cũ khoảng 10 ngày; năng suất đạt gần
6 tấn/ha.
Mô hình NRKN là một trong những hoạt động
đầu tiên mà Tổ chức JICA yêu cầu thực hiện trong Dự án “Phát triển nông thôn
dựa vào kết quả” tại 6 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và
Yên Bái. Dự án “Phát triển nông thôn dựa vào kết quả” nhằm mục đích ứng dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) nâng cao kỹ thuật canh tác lúa, ngô và đậu tương;
cải thiện công tác khuyến nông cũng như quản lý tưới tiêu có sự tham gia của
người dân; xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp... góp
phần chuyển dịch nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung hình thành một số
vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu theo chuỗi sản xuất khép kín, an toàn. Đồng
thời, thông qua các hoạt động này, năng lực của cán bộ nông nghiệp địa phương
được nâng cao.
Ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Trung tâm
Khuyến nông tỉnh cho biết: “Thực hiện yêu cầu đối ứng của Tổ chức JICA, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành xây dựng các mô hình với tổng diện tích 25 ha.
Do áp dụng tốt các tiến bộ KHKT mới nên các loại cây sinh trưởng, phát triển
tốt, sâu bệnh ít, năng suất tăng từ 10% - 15% so với sản xuất đại trà. Đây là
cơ sở để bà con nông dân tiếp tục ứng dụng tiến bộ KHKT, mở rộng diện tích trong
những năm tiếp theo. Từ kết quả mô hình sẽ tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và
biên soạn cuốn sổ tay hướng dẫn hoạt động khuyến nông cho phù hợp với điều kiện
khí hậu, đất đai, tập quán và trình độ canh tác của nông dân tại tỉnh Yên Bái”.