Những làng quê khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao, hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố... đó là những thành quả nổi bật mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại trong thời gian qua ở Văn Chấn.
Nông dân xã Thanh Lương làm đường nông thôn mới.
6 năm là quãng thời gian chưa dài đối với một chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô lớn, song đó là khoảng thời gian đủ để khẳng định sức ảnh hưởng lớn của chương trình (chương trình xây dựng nông thôn mới) XDNTM đối với cuộc sống người dân Văn Chấn.
Để triển khai thực hiện chương trình này, UBND huyện Văn Chấn đã xây dựng Kế hoạch số 16 ngày 15/3/2011 về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 06 ngày 17/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM...
Các cấp từ huyện đến xã, đã kịp thời thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo chương trình XDNTM. Tăng cường tuyên truyền vận động, phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, nhân dân, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội coi việc XDNTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, gắn thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc thực hiện chương trình XDNTM. Từ đó, XDNTM đã dần trở thành một phong trào toàn dân với sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, huy động được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Văn Chấn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do là huyện miền núi, địa hình chia cắt, đất canh tác phân tán nên khó quy hoạch sản xuất tập trung, khó bố trí các khu trung tâm xã để xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là việc lấy đủ diện tích để xây dựng các công trình theo tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM; khó phân vùng sản xuất và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật như: điện, nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi...
Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, những năm qua, Văn Chấn đã huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khơi dậy nguồn lực từ trong nhân dân - chủ thể NTM để xây dựng quê hương, kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, phúc lợi thiết yếu, góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Trong 6 năm, Văn Chấn đã làm mới, nâng cấp, cải tạo gần 486 km đường giao thông, kiên cố hóa 385 km kênh mương.
Trong đó, bê tông hóa 120 km đường, dải cấp phối 186 km, mở mới 179 km; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân và đến hết năm 2016 đã có 13/28 xã đạt tiêu chí về giao thông.
Trong 6 năm, ngành điện đã nâng cấp, lắp đặt 16 trạm biến áp, thay thế đường dây tải điện 3,5kv, 0,4kv, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện lên 95%. Từng bước đảm bảo các điều kiện thực hiện chuẩn hóa trường học các cấp và có 28/28 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, 8 xã hoàn thành tiêu chí về giáo dục...
Cùng với đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, Văn Chấn đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất để hoàn thành tiêu chí về thu nhập. Sau 6 năm thực hiện, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Văn Chấn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp như: chè, cây ăn quả, lúa hàng hóa, quế...
Các vùng sản xuất đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, bộ mặt nông thôn từng bước được thay đổi. Giai đoạn 2013 - 2016, Văn Chấn đã huy động từ các nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn tín dụng và huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn khác để thực hiện chương trình đạt 230 tỷ đồng. Đến nay, Văn Chấn đã có 3 xã đạt chuẩn NTM là Thượng Bằng La, Phù Nham, Đại Lịch.
Dự kiến trong năm 2017, tiếp tục có 3 xã đạt chuẩn gồm: Thanh Lương, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh. Bức tranh nông thôn mới ở Văn Chấn đang ngày càng khởi sắc. Những con đường bê tông trải dài tít tắp, nhà cao tầng được mọc lên ở các vùng nông thôn, đời sống người dân được nâng lên về mọi mặt…
Dẫu biết, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước nhưng với những kết quả đã đạt được, thành quả hôm nay sẽ là dấu ấn quan trọng, tạo tiền đề để NTM ngày càng trở nên hiện thực trên quê hương Văn Chấn.
1025 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những làng quê khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao, hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố... đó là những thành quả nổi bật mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại trong thời gian qua ở Văn Chấn. 6 năm là quãng thời gian chưa dài đối với một chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô lớn, song đó là khoảng thời gian đủ để khẳng định sức ảnh hưởng lớn của chương trình (chương trình xây dựng nông thôn mới) XDNTM đối với cuộc sống người dân Văn Chấn.
Để triển khai thực hiện chương trình này, UBND huyện Văn Chấn đã xây dựng Kế hoạch số 16 ngày 15/3/2011 về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 06 ngày 17/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM...
Các cấp từ huyện đến xã, đã kịp thời thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo chương trình XDNTM. Tăng cường tuyên truyền vận động, phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, nhân dân, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội coi việc XDNTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, gắn thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc thực hiện chương trình XDNTM. Từ đó, XDNTM đã dần trở thành một phong trào toàn dân với sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, huy động được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Văn Chấn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do là huyện miền núi, địa hình chia cắt, đất canh tác phân tán nên khó quy hoạch sản xuất tập trung, khó bố trí các khu trung tâm xã để xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là việc lấy đủ diện tích để xây dựng các công trình theo tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM; khó phân vùng sản xuất và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật như: điện, nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi...
Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, những năm qua, Văn Chấn đã huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khơi dậy nguồn lực từ trong nhân dân - chủ thể NTM để xây dựng quê hương, kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, phúc lợi thiết yếu, góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Trong 6 năm, Văn Chấn đã làm mới, nâng cấp, cải tạo gần 486 km đường giao thông, kiên cố hóa 385 km kênh mương.
Trong đó, bê tông hóa 120 km đường, dải cấp phối 186 km, mở mới 179 km; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân và đến hết năm 2016 đã có 13/28 xã đạt tiêu chí về giao thông.
Trong 6 năm, ngành điện đã nâng cấp, lắp đặt 16 trạm biến áp, thay thế đường dây tải điện 3,5kv, 0,4kv, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện lên 95%. Từng bước đảm bảo các điều kiện thực hiện chuẩn hóa trường học các cấp và có 28/28 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, 8 xã hoàn thành tiêu chí về giáo dục...
Cùng với đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, Văn Chấn đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất để hoàn thành tiêu chí về thu nhập. Sau 6 năm thực hiện, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Văn Chấn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp như: chè, cây ăn quả, lúa hàng hóa, quế...
Các vùng sản xuất đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, bộ mặt nông thôn từng bước được thay đổi. Giai đoạn 2013 - 2016, Văn Chấn đã huy động từ các nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn tín dụng và huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn khác để thực hiện chương trình đạt 230 tỷ đồng. Đến nay, Văn Chấn đã có 3 xã đạt chuẩn NTM là Thượng Bằng La, Phù Nham, Đại Lịch.
Dự kiến trong năm 2017, tiếp tục có 3 xã đạt chuẩn gồm: Thanh Lương, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh. Bức tranh nông thôn mới ở Văn Chấn đang ngày càng khởi sắc. Những con đường bê tông trải dài tít tắp, nhà cao tầng được mọc lên ở các vùng nông thôn, đời sống người dân được nâng lên về mọi mặt…
Dẫu biết, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước nhưng với những kết quả đã đạt được, thành quả hôm nay sẽ là dấu ấn quan trọng, tạo tiền đề để NTM ngày càng trở nên hiện thực trên quê hương Văn Chấn.