CTTĐT - Thực hiện chương trình giám sát năm 2017, vừa qua, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 tại huyện Yên Bình.
Đoàn giám sát thăm mô hình nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà tại xã Mông Sơn
Cùng đi với đoàn có lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi đi thực tế một số mô hình tại các xã Đại Minh, Hán Đà và Mông Sơn, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện và một số ngành thuộc lĩnh vực giám sát.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Trọng đã báo cáo về những kết quả, hiệu quả mà các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Yên Bình. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã có tác động tích cực với sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, thay đổi nếp nghĩ cách làm của người dân Yên Bình. Thành quả rõ nét nhất qua thực hiện tái cơ cấu của huyện đưa giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản của huyện hiện nay đạt gần 2.400 tỷ đồng, tăng hơn 657,2 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó, nông nghiệp chiếm 62,64%, giảm 10,8%; lâm nghiệp chiếm 20,56% giảm 0,64%; thủy sản chiếm 16,8%, tăng 11,44%.
Sau gần 2 thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, toàn huyện đã trồng mới được trên 237 ha cây ăn quả có múi, gần 324 ha quế. Nhân dân cũng trồng mới được 105,9 ha tre Bát Độ. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng kéo dài nên tỷ lệ cây sống không cao, do vậy hiện nay huyện Yên Bình đang chỉ đạo nhân dân tiến hành trồng dặm để bù lại diện tích đã chết.
Huyện Yên Bình cũng đã thực hiện hỗ trợ trên 4 tỷ đồng cho 29 cơ sở nuôi cá eo ngách trên hồ Thác Bà với diện tích 137,1ha và đóng mới 343 lồng nuôi cá. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích ruộng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao được thực hiện đúng trình tự. Đến nay các cơ quan chuyên môn đã nghiệm thu 1,685 ha của 16 hộ đăng ký để tiến hành làm thủ tục cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Các chính sách hỗ trợ theo đề án phát triển cây ngô đông, nâng cao năng suất lúa, phát triển chăn nuôi cũng được thực hiện có hiệu quả. Đến nay, huyện Yên Bình đã thực hiện hỗ trợ 83 cơ sở chăn nuôi trâu bò quy mô từ 10 con trở lên với tổng kinh phí hỗ trợ 830 triệu đồng; đã triển khai 1 mô hình nuôi bò thịt tập trung với quy mô 50 con tại xã Tân Hương với tổng kinh phí 500 triệu đồng.
Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, ngoài 2 xã Hán Đà và Đại Minh đã được công nhận xã chuẩn nông thôn mới, tất cả 22 xã nằm trong lộ trình của huyện đều đạt từ 5 đến 19 tiêu chí. Dự kiến năm 2017, Yên Bình sẽ có thêm 5 xã là Mông Sơn, Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Vĩnh Kiên và xã Bạch Hà được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã làm rõ thêm những hiệu quả mà các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản gắn với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giái đoạn 2016 - 2020 đã mang lại trên địa bàn huyện. Đồng thời thông tin thêm với với các đại biểu về định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới, đặc biệt là thực hiện các chủ trương của tỉnh trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo. Huyện Yên Bình đã có một số đề xuất với tỉnh như tiếp tục điều chỉnh nguồn vốn chính sách hỗ trợ và tập trung hơn; nghiên cứu phân bổ kinh phí hỗ trợ theo lợi thế phát triển của từng địa phương, không nên dàn trải; tiếp tục có chính sách hỗ trợ sản xuất đối với các xã đã đạt được công nhận NTM…
Phát biểu kết luận cuộc giám sát, đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh đã đánh giá cao những kết quả, hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Yên Bình trong thời gian qua. Nhất trí với những kiến nghị của huyện về việc đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế, xu thế phát triển và đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ để trình lên cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng chí khẳng định sự hỗ trợ của nhà nước sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Đặc biệt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là điều kiện quan trọng giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM theo đúng lộ trình. Theo đó, trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông, lâm nghiệp, huyện Yên Bình cần tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để chủ động đề xuất với tỉnh các phương án hỗ trợ. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, không phân tán nguồn lực, đối tượng. Quản lý tốt chất lượng cây con giống, chất lượng sản phẩm nói chung và cây bưởi đặc sản Đại Minh nói riêng. Phát huy giá trị bộ tem nhãn chứng nhận bưởi đặc sản và thương hiệu sản phẩm. Quy hoạch và phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị; làm tốt công tác phòng bệnh trên cây trồng vật nuôi. Quy hoạch khu vực phát triển thủy sản trên hồ Thác Bà một cách hợp lý bảo đảm môi trường nước và giao thông đường thủy… Đẩy mạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, công tác vệ sinh môi trường, công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lựa chọn địa phương đã được công nhận để xây dựng mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu.
887 lượt xem
CTV: Đức Thành
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chương trình giám sát năm 2017, vừa qua, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 tại huyện Yên Bình. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi đi thực tế một số mô hình tại các xã Đại Minh, Hán Đà và Mông Sơn, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện và một số ngành thuộc lĩnh vực giám sát.
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Trọng đã báo cáo về những kết quả, hiệu quả mà các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Yên Bình. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã có tác động tích cực với sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, thay đổi nếp nghĩ cách làm của người dân Yên Bình. Thành quả rõ nét nhất qua thực hiện tái cơ cấu của huyện đưa giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản của huyện hiện nay đạt gần 2.400 tỷ đồng, tăng hơn 657,2 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó, nông nghiệp chiếm 62,64%, giảm 10,8%; lâm nghiệp chiếm 20,56% giảm 0,64%; thủy sản chiếm 16,8%, tăng 11,44%.
Sau gần 2 thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, toàn huyện đã trồng mới được trên 237 ha cây ăn quả có múi, gần 324 ha quế. Nhân dân cũng trồng mới được 105,9 ha tre Bát Độ. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng kéo dài nên tỷ lệ cây sống không cao, do vậy hiện nay huyện Yên Bình đang chỉ đạo nhân dân tiến hành trồng dặm để bù lại diện tích đã chết.
Huyện Yên Bình cũng đã thực hiện hỗ trợ trên 4 tỷ đồng cho 29 cơ sở nuôi cá eo ngách trên hồ Thác Bà với diện tích 137,1ha và đóng mới 343 lồng nuôi cá. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích ruộng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao được thực hiện đúng trình tự. Đến nay các cơ quan chuyên môn đã nghiệm thu 1,685 ha của 16 hộ đăng ký để tiến hành làm thủ tục cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Các chính sách hỗ trợ theo đề án phát triển cây ngô đông, nâng cao năng suất lúa, phát triển chăn nuôi cũng được thực hiện có hiệu quả. Đến nay, huyện Yên Bình đã thực hiện hỗ trợ 83 cơ sở chăn nuôi trâu bò quy mô từ 10 con trở lên với tổng kinh phí hỗ trợ 830 triệu đồng; đã triển khai 1 mô hình nuôi bò thịt tập trung với quy mô 50 con tại xã Tân Hương với tổng kinh phí 500 triệu đồng.
Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, ngoài 2 xã Hán Đà và Đại Minh đã được công nhận xã chuẩn nông thôn mới, tất cả 22 xã nằm trong lộ trình của huyện đều đạt từ 5 đến 19 tiêu chí. Dự kiến năm 2017, Yên Bình sẽ có thêm 5 xã là Mông Sơn, Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Vĩnh Kiên và xã Bạch Hà được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã làm rõ thêm những hiệu quả mà các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản gắn với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giái đoạn 2016 - 2020 đã mang lại trên địa bàn huyện. Đồng thời thông tin thêm với với các đại biểu về định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới, đặc biệt là thực hiện các chủ trương của tỉnh trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo. Huyện Yên Bình đã có một số đề xuất với tỉnh như tiếp tục điều chỉnh nguồn vốn chính sách hỗ trợ và tập trung hơn; nghiên cứu phân bổ kinh phí hỗ trợ theo lợi thế phát triển của từng địa phương, không nên dàn trải; tiếp tục có chính sách hỗ trợ sản xuất đối với các xã đã đạt được công nhận NTM…
Phát biểu kết luận cuộc giám sát, đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh đã đánh giá cao những kết quả, hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Yên Bình trong thời gian qua. Nhất trí với những kiến nghị của huyện về việc đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế, xu thế phát triển và đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ để trình lên cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng chí khẳng định sự hỗ trợ của nhà nước sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Đặc biệt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là điều kiện quan trọng giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM theo đúng lộ trình. Theo đó, trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông, lâm nghiệp, huyện Yên Bình cần tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để chủ động đề xuất với tỉnh các phương án hỗ trợ. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, không phân tán nguồn lực, đối tượng. Quản lý tốt chất lượng cây con giống, chất lượng sản phẩm nói chung và cây bưởi đặc sản Đại Minh nói riêng. Phát huy giá trị bộ tem nhãn chứng nhận bưởi đặc sản và thương hiệu sản phẩm. Quy hoạch và phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị; làm tốt công tác phòng bệnh trên cây trồng vật nuôi. Quy hoạch khu vực phát triển thủy sản trên hồ Thác Bà một cách hợp lý bảo đảm môi trường nước và giao thông đường thủy… Đẩy mạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, công tác vệ sinh môi trường, công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lựa chọn địa phương đã được công nhận để xây dựng mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu.