Theo rà soát, tỉnh Yên Bái có 430.452 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,5%.
Kinh tế đồi rừng đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và trở thành một nguồn thu chính của bà con nông dân
Với lợi thế tiềm năng về đất đai, rừng, nguồn nhân lực, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh tái cơ cấu trong lĩnh vực lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp về công tác tổ chức, quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ và phát triển rừng theo các định hướng, quy hoạch do UBND tỉnh phê duyệt.
Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, các dự án trồng rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trồng và phát triển vốn rừng. Mỗi năm toàn tỉnh trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, nâng độ che phủ của rừng ước đạt 62,5%.
Đặc biệt, qua 2 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm kê rừng.
Đây là cơ sở dữ liệu để thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch như: quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020 nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo sự phù hợp trong cơ cấu và mục đích sử dụng của từng loại rừng.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó đã tập trung chú trọng đến việc rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất, phương án sản xuất, kinh doanh của các công ty trên, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh về phát triển lâm nghiệp tại địa phương, ngành lâm nghiệp đã xác định được một số loại cây trồng để phát triển hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây lâm nghiệp thông thường bao gồm: vùng quế có tổng diện tích trên 66.000ha; vùng măng tre Bát độ có diện tích 3.700ha; vùng trồng sơn tra trên 5.000ha.
Ngành Nông nghiệp và PTNT cũng đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp. Tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận đưa vào sản xuất tăng từ 25% năm 2014 lên 40% năm 2017.
Đến nay, đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hàng năm, đảm bảo gieo ươm trên 80 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng. Nhờ chất lượng cây giống ngày một nâng cao, góp phần đưa năng suất rừng tăng từ 4 - 5m3/ha; đến nay, trữ lượng rừng gỗ lớn đạt 120 - 150 m3/ha, gỗ nhỏ đạt 70 - 80m3/ha.
Cùng với việc phát triển trồng rừng thì công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển mạnh. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã có gần 500 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng các loại. Hàng năm, các cơ sở chế biến trên địa bàn tiêu thụ trên 450.000 m3 gỗ rừng trồng, 100.000 tấn tre, vầu nứa cho người trồng rừng.
Kinh tế đồi rừng đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và trở thành một nguồn thu chính của bà con nông dân. Tính riêng năm 2016, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.587 tỷ đồng, tăng 3,38% so với năm 2015.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lâm nghiệp còn gặp phải một số hạn chế. Diện tích trồng rừng gỗ lớn vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp so với quỹ đất hiện có quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh; việc sử dụng giống năng suất cao cho trồng rừng vẫn chiếm tỉ lệ thấp, giống không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng vẫn chưa kiểm soát triệt để.
Sản xuất lâm nghiệp chưa xứng tầm và tiềm năng hiện có; tổ chức sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung quy mô gắn với thâm canh nâng cao sản lượng và giá trị; công nghiệp chế biến còn hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị, cuộc sống của người làm nghề rừng còn nhiều khó khăn.
Để phát triển kinh tế lâm nghiệp trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển rừng, tận dụng tối đa diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp để hình thành các khu rừng trồng nguyên liệu tập trung.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống rừng giống, đưa các giống cây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu.
950 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Theo rà soát, tỉnh Yên Bái có 430.452 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,5%. Với lợi thế tiềm năng về đất đai, rừng, nguồn nhân lực, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh tái cơ cấu trong lĩnh vực lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp về công tác tổ chức, quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ và phát triển rừng theo các định hướng, quy hoạch do UBND tỉnh phê duyệt.
Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, các dự án trồng rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trồng và phát triển vốn rừng. Mỗi năm toàn tỉnh trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, nâng độ che phủ của rừng ước đạt 62,5%.
Đặc biệt, qua 2 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm kê rừng.
Đây là cơ sở dữ liệu để thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch như: quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020 nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo sự phù hợp trong cơ cấu và mục đích sử dụng của từng loại rừng.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó đã tập trung chú trọng đến việc rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất, phương án sản xuất, kinh doanh của các công ty trên, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh về phát triển lâm nghiệp tại địa phương, ngành lâm nghiệp đã xác định được một số loại cây trồng để phát triển hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây lâm nghiệp thông thường bao gồm: vùng quế có tổng diện tích trên 66.000ha; vùng măng tre Bát độ có diện tích 3.700ha; vùng trồng sơn tra trên 5.000ha.
Ngành Nông nghiệp và PTNT cũng đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp. Tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận đưa vào sản xuất tăng từ 25% năm 2014 lên 40% năm 2017.
Đến nay, đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hàng năm, đảm bảo gieo ươm trên 80 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng. Nhờ chất lượng cây giống ngày một nâng cao, góp phần đưa năng suất rừng tăng từ 4 - 5m3/ha; đến nay, trữ lượng rừng gỗ lớn đạt 120 - 150 m3/ha, gỗ nhỏ đạt 70 - 80m3/ha.
Cùng với việc phát triển trồng rừng thì công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển mạnh. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã có gần 500 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng các loại. Hàng năm, các cơ sở chế biến trên địa bàn tiêu thụ trên 450.000 m3 gỗ rừng trồng, 100.000 tấn tre, vầu nứa cho người trồng rừng.
Kinh tế đồi rừng đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và trở thành một nguồn thu chính của bà con nông dân. Tính riêng năm 2016, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.587 tỷ đồng, tăng 3,38% so với năm 2015.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lâm nghiệp còn gặp phải một số hạn chế. Diện tích trồng rừng gỗ lớn vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp so với quỹ đất hiện có quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh; việc sử dụng giống năng suất cao cho trồng rừng vẫn chiếm tỉ lệ thấp, giống không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng vẫn chưa kiểm soát triệt để.
Sản xuất lâm nghiệp chưa xứng tầm và tiềm năng hiện có; tổ chức sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung quy mô gắn với thâm canh nâng cao sản lượng và giá trị; công nghiệp chế biến còn hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị, cuộc sống của người làm nghề rừng còn nhiều khó khăn.
Để phát triển kinh tế lâm nghiệp trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển rừng, tận dụng tối đa diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp để hình thành các khu rừng trồng nguyên liệu tập trung.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống rừng giống, đưa các giống cây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu.