Vừa qua, tại Hội chợ Công thương Khu vực Tây Bắc - Yên Bái 2017, có một gian hàng đặc biệt, bởi hàng hóa chỉ để trưng bày chứ không mua - bán, đó là gian hàng trưng bày hàng thật, hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái.
Cán bộ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh giới thiệu hàng thật, hàng giả cho người dân nhận biết.
Các mẫu hàng thật, hàng giả được trưng bày rất đa dạng từ hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm bột giặt, bột ngọt, dầu gội đầu, sữa tắm; các loại đồ điện tử, phụ tùng xe máy, thiết bị vệ sinh, xe đạp điện, đến bóng đèn, đồ dùng học tập… Cứ bên cạnh sản phẩm thật là một vài loại sản phẩm giả nhằm để giới thiệu và giúp người dân hiểu, phân biệt được hàng chính hãng, hàng nhái.
Đến gian hàng trưng bày hàng thật, hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, người dân được cán bộ Chi cục Quản lý thị trường hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp trên các sản phẩm, trình chiếu bằng hình ảnh, để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng thật, hàng giả… Gian hàng không phải là nơi giao thương, mua bán nhưng lại thu hút rất đông khách hàng đến tìm hiểu.
Hầu hết khách hàng vào gian hàng khi ra ai cũng phấn khởi vì có thêm được kiến thức bổ ích khi đi mua hàng. Chị Nguyễn Thị Thủy ở tổ 32C, phường Đồng Tâm cho biết: "Gian hàng này thật ý nghĩa. Vào đây, tôi đã được trang bị kiến thức cơ bản khi đi mua sắm không bị mua phải hàng giả”.
Ông Phan Bá Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái cho biết: "Với vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày một tinh vi, phức tạp thì những gian hàng trưng bày, các đợt tuyên truyền hàng thật, hàng giả tại các hội chợ, chợ trung tâm... có ý nghĩa lớn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm thật, giả; từ đó, nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong việc tham gia bài trừ nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.
Từ năm 2014 đến tháng 10/2017, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã xử lý trên 3.300 vụ vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm an toàn thực phẩm; phạt hành chính gần 9 tỷ đồng; trị giá hàng tiêu hủy trên 8,3 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, nạn hàng giả vẫn đang hoành hành hết sức phức tạp.
Hầu hết các ngành hàng đều có sản phẩm bị nhái nhãn hiệu, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, dược phẩm bị làm giả nhiều nhất. Các thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm bán chạy luôn dễ bị sao chép, đặc biệt là về bao bì. Thủ đoạn của những kẻ làm giả ăn thật ngày một tinh vi, trước là đánh lừa người tiêu dùng bằng tên gọi gần giống với sản phẩm có uy tín đang bán chạy, sau thì làm mẫu mã bao bì và logo na ná, trộn hay độn sản phẩm rồi gia cố lại bao bì nguyên trạng… khiến người mua khó nhận biết thật, giả.
Trước thực trạng đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tổ chức 12 đợt tuyên truyền trực tiếp bằng việc trưng bày, giới thiệu hàng thật, hàng giả tại hội chợ, các phiên chợ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; phát trên 30.000 tờ rơi.
Tại các buổi tuyên truyền, các cán bộ của Chi cục đã giới thiệu cho bà con với gần 100 sản phẩm bị làm giả, làm nhái, hàng hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ của nhiều thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là tập trung giới thiệu một số nhóm hàng giả có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, môi sinh môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiệp như: nhóm thực phẩm, tân dược, mỹ phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi, quần áo, giầy, dép và các mặt hàng gia dụng thiết yếu là tang vật do Chi cục Quản lý thị trường đã bắt giữ, xử lý trong thời gian qua. Qua các đợt tuyên truyền đã thu hút được hàng chục nghìn lượt người tham dự.
Tại đây, Chi cục Quản lý thị trường đã trực tiếp hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, các mánh khóe của các đối tượng làm ăn phi pháp; cung cấp số điện thoại đường dây nóng (0911.282.389) của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh).
Từ đó, giúp người tiêu dùng có thêm kinh nghiệm nhận biết hàng thật, hàng giả để tránh mua phải; đồng thời, nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong việc tham gia phòng, chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hết hạn sử dụng. Nâng cao kiến thức cho các cơ sở bán lẻ, sản xuất, kinh doanh cung cấp hàng hóa hiểu và phòng tránh hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.
1087 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Vừa qua, tại Hội chợ Công thương Khu vực Tây Bắc - Yên Bái 2017, có một gian hàng đặc biệt, bởi hàng hóa chỉ để trưng bày chứ không mua - bán, đó là gian hàng trưng bày hàng thật, hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái.Các mẫu hàng thật, hàng giả được trưng bày rất đa dạng từ hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm bột giặt, bột ngọt, dầu gội đầu, sữa tắm; các loại đồ điện tử, phụ tùng xe máy, thiết bị vệ sinh, xe đạp điện, đến bóng đèn, đồ dùng học tập… Cứ bên cạnh sản phẩm thật là một vài loại sản phẩm giả nhằm để giới thiệu và giúp người dân hiểu, phân biệt được hàng chính hãng, hàng nhái.
Đến gian hàng trưng bày hàng thật, hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, người dân được cán bộ Chi cục Quản lý thị trường hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp trên các sản phẩm, trình chiếu bằng hình ảnh, để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng thật, hàng giả… Gian hàng không phải là nơi giao thương, mua bán nhưng lại thu hút rất đông khách hàng đến tìm hiểu.
Hầu hết khách hàng vào gian hàng khi ra ai cũng phấn khởi vì có thêm được kiến thức bổ ích khi đi mua hàng. Chị Nguyễn Thị Thủy ở tổ 32C, phường Đồng Tâm cho biết: "Gian hàng này thật ý nghĩa. Vào đây, tôi đã được trang bị kiến thức cơ bản khi đi mua sắm không bị mua phải hàng giả”.
Ông Phan Bá Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái cho biết: "Với vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày một tinh vi, phức tạp thì những gian hàng trưng bày, các đợt tuyên truyền hàng thật, hàng giả tại các hội chợ, chợ trung tâm... có ý nghĩa lớn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm thật, giả; từ đó, nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong việc tham gia bài trừ nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.
Từ năm 2014 đến tháng 10/2017, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã xử lý trên 3.300 vụ vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm an toàn thực phẩm; phạt hành chính gần 9 tỷ đồng; trị giá hàng tiêu hủy trên 8,3 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, nạn hàng giả vẫn đang hoành hành hết sức phức tạp.
Hầu hết các ngành hàng đều có sản phẩm bị nhái nhãn hiệu, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, dược phẩm bị làm giả nhiều nhất. Các thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm bán chạy luôn dễ bị sao chép, đặc biệt là về bao bì. Thủ đoạn của những kẻ làm giả ăn thật ngày một tinh vi, trước là đánh lừa người tiêu dùng bằng tên gọi gần giống với sản phẩm có uy tín đang bán chạy, sau thì làm mẫu mã bao bì và logo na ná, trộn hay độn sản phẩm rồi gia cố lại bao bì nguyên trạng… khiến người mua khó nhận biết thật, giả.
Trước thực trạng đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tổ chức 12 đợt tuyên truyền trực tiếp bằng việc trưng bày, giới thiệu hàng thật, hàng giả tại hội chợ, các phiên chợ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; phát trên 30.000 tờ rơi.
Tại các buổi tuyên truyền, các cán bộ của Chi cục đã giới thiệu cho bà con với gần 100 sản phẩm bị làm giả, làm nhái, hàng hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ của nhiều thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là tập trung giới thiệu một số nhóm hàng giả có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, môi sinh môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiệp như: nhóm thực phẩm, tân dược, mỹ phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi, quần áo, giầy, dép và các mặt hàng gia dụng thiết yếu là tang vật do Chi cục Quản lý thị trường đã bắt giữ, xử lý trong thời gian qua. Qua các đợt tuyên truyền đã thu hút được hàng chục nghìn lượt người tham dự.
Tại đây, Chi cục Quản lý thị trường đã trực tiếp hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, các mánh khóe của các đối tượng làm ăn phi pháp; cung cấp số điện thoại đường dây nóng (0911.282.389) của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh).
Từ đó, giúp người tiêu dùng có thêm kinh nghiệm nhận biết hàng thật, hàng giả để tránh mua phải; đồng thời, nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong việc tham gia phòng, chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hết hạn sử dụng. Nâng cao kiến thức cho các cơ sở bán lẻ, sản xuất, kinh doanh cung cấp hàng hóa hiểu và phòng tránh hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.