Sáng 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật.
Cụ thể, tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Lâm nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản; Luật Quản lý nợ công và Luật Quy hoạch.
Lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan có báo cáo thông tin cụ thể tại họp báo về mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của những luật mới được Quốc hội thông qua nêu trên.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, Luật Lâm nghiệp năm 2017 gồm 12 chương với 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Đây là Luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân, đặc biệt những người làm nghề rừng.
So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp đã quy định một số nội dung mới như đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết chuỗi các hoạt động lâm nghiệp; thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định Hiến pháp 2013; quy định quản lý rừng bền vững; quy định cụ thể về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, tổ chức quản lý rừng, điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và cơ sở dữ liệu rừng; quy định chặt chẽ việc quản lý rừng tự nhiên;…
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/1/2018. Luật gồm 3 điều, trong đó Điều 1 sửa đổi, bổ sung 32 điều; bổ sung mới 28 điều; Điều 2 là về điều khoản thi hành và Điều 3 là các quy định chuyển tiếp.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài được ban hành nhằm mục đích triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa các quy định mới của Đảng về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại, bảo đảm phù hợp với các luật chuyên ngành có liên quan, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Cơ quan đại diện năm 2009, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng và toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018; nội dung chỉ quy định sửa đổi, bổ sung với 11 điều trong tổng số 36 điều của Luật Cơ quan đại diện hiện hành.
Có bố cục gồm 9 chương với 105 điều, Luật Thủy sản năm 2017 được xây dựng trên tinh thần kế thừa những nội dung, quy định đã khẳng định tính phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong Luật Thủy sản 2003; các nội dung sửa đổi, bổ sung đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của ngành thủy sản; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực thủy sản và phân cấp triệt để cho địa phương trong việc cấp phép, chứng nhận đối với các hoạt động về thủy sản.
So với Luật Thủy sản 2003, Luật Thủy sản 2017 giảm 1 chương và tăng 43 điều. Về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật Thủy sản 2003, trong đó có một số thay đổi về kết cấu như bổ sung 1 chương (Kiểm ngư) nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cao nhất cho tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư Việt Nam. Bỏ 2 chương về hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; khen thưởng và xử lý vi phạm.
Luật có các nội dung mới như: Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quy hoạch về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản; các quy định về cấp phép khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;… Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được ban hành, thay thế Luật Quản lý nợ công năm 2009 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới; kế thừa những ưu điểm, những mặt tích cực của các quy định tại Luật Quản lý nợ công năm 2009 đã được áp dụng ổn định, đồng thời khắc phục các tồn tại, hạn chế phát sinh trong thời gian qua; bảo đảm tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và tính thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan.
Luật Quản lý nợ công vừa được Quốc hội thông qua gồm 10 chương với 63 điều quy định về hoạt động quản lý nợ công, bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công.
Việc Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch được đánh giá có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vì đây là cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng các quy hoạch của thời kỳ 2021-2030.
Về khái niệm "quy hoạch” và phạm vi điều chỉnh của luật, Luật Quy hoạch xác định quy hoạch phải là việc việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Luật điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch.
Với bố cục gồm 6 chương, 59 điều và 3 phụ lục, Luật Quy hoạch có các quy định cụ thể liên quan đến hệ thống quy hoạch và mối liên hệ giữa các loại quy hoạch; nguyên tắc chủ yếu trong hoạt động quy hoạch; nội dung quy hoạch; tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; thẩm quyền quyết định và phê duyệt quy hoạch; trách nhiệm quản lý nhà nước và thông tin quy hoạch;…
730 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Sáng 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Cụ thể, tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Lâm nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản; Luật Quản lý nợ công và Luật Quy hoạch.
Lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan có báo cáo thông tin cụ thể tại họp báo về mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của những luật mới được Quốc hội thông qua nêu trên.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, Luật Lâm nghiệp năm 2017 gồm 12 chương với 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Đây là Luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân, đặc biệt những người làm nghề rừng.
So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp đã quy định một số nội dung mới như đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết chuỗi các hoạt động lâm nghiệp; thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định Hiến pháp 2013; quy định quản lý rừng bền vững; quy định cụ thể về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, tổ chức quản lý rừng, điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và cơ sở dữ liệu rừng; quy định chặt chẽ việc quản lý rừng tự nhiên;…
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/1/2018. Luật gồm 3 điều, trong đó Điều 1 sửa đổi, bổ sung 32 điều; bổ sung mới 28 điều; Điều 2 là về điều khoản thi hành và Điều 3 là các quy định chuyển tiếp.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài được ban hành nhằm mục đích triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa các quy định mới của Đảng về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại, bảo đảm phù hợp với các luật chuyên ngành có liên quan, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Cơ quan đại diện năm 2009, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng và toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018; nội dung chỉ quy định sửa đổi, bổ sung với 11 điều trong tổng số 36 điều của Luật Cơ quan đại diện hiện hành.
Có bố cục gồm 9 chương với 105 điều, Luật Thủy sản năm 2017 được xây dựng trên tinh thần kế thừa những nội dung, quy định đã khẳng định tính phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong Luật Thủy sản 2003; các nội dung sửa đổi, bổ sung đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của ngành thủy sản; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực thủy sản và phân cấp triệt để cho địa phương trong việc cấp phép, chứng nhận đối với các hoạt động về thủy sản.
So với Luật Thủy sản 2003, Luật Thủy sản 2017 giảm 1 chương và tăng 43 điều. Về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật Thủy sản 2003, trong đó có một số thay đổi về kết cấu như bổ sung 1 chương (Kiểm ngư) nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cao nhất cho tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư Việt Nam. Bỏ 2 chương về hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; khen thưởng và xử lý vi phạm.
Luật có các nội dung mới như: Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quy hoạch về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản; các quy định về cấp phép khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;… Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được ban hành, thay thế Luật Quản lý nợ công năm 2009 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới; kế thừa những ưu điểm, những mặt tích cực của các quy định tại Luật Quản lý nợ công năm 2009 đã được áp dụng ổn định, đồng thời khắc phục các tồn tại, hạn chế phát sinh trong thời gian qua; bảo đảm tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và tính thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan.
Luật Quản lý nợ công vừa được Quốc hội thông qua gồm 10 chương với 63 điều quy định về hoạt động quản lý nợ công, bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công.
Việc Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch được đánh giá có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vì đây là cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng các quy hoạch của thời kỳ 2021-2030.
Về khái niệm "quy hoạch” và phạm vi điều chỉnh của luật, Luật Quy hoạch xác định quy hoạch phải là việc việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Luật điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch.
Với bố cục gồm 6 chương, 59 điều và 3 phụ lục, Luật Quy hoạch có các quy định cụ thể liên quan đến hệ thống quy hoạch và mối liên hệ giữa các loại quy hoạch; nguyên tắc chủ yếu trong hoạt động quy hoạch; nội dung quy hoạch; tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; thẩm quyền quyết định và phê duyệt quy hoạch; trách nhiệm quản lý nhà nước và thông tin quy hoạch;…