Sau hơn 30 tháng thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18, tỉnh Yên Bái đã tiết kiệm được gần 925 tỷ đồng, giảm 3.687 người hưởng lương và phụ cấp thường xuyên từ ngân sách.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành kiểm tra hoạt động tra cứu TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
Theo đó, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã khích lệ người đứng đầu các đơn vị, địa phương có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nghị quyết của tỉnh: "Ban đầu, Ban Thường vụ đề nghị thí điểm thì các huyện: Lục Yên, Yên Bình, các đơn vị Sở Khoa học - Công nghệ và cơ quan của Đảng như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã xung phong làm trước. Các đồng chí đã tạo khí thế, tinh thần, trách nhiệm cao trong triển khai nghị quyết của Trung ương và sẵn sàng thực hiện các quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh”.
Có thể nói, chính sự điều hành khéo léo, đầy quyết tâm và sự khích lệ kịp thời ấy của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã truyền lửa cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tại địa phương, đơn vị mình.
Từ thống nhất về nhận thức, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã có nhiều sáng tạo trong cách bố trí, sắp xếp các vị trí khi sáp nhập, tinh giản trên cơ sở quy hoạch đã ban hành, đảm bảo khách quan, công tâm, đúng nguyên tắc của Đảng và quy định của pháp luật.
Điển hình như khi thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, huyện Trấn Yên đã sắp xếp tất cả các thôn, bản, tổ dân phố đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, thực hiện nhất thể hóa các chức danh 164 bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận. Với Đề án thành lập cơ quan giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội 14/29 biên chế, huyện đã rút xuống còn 20, gồm 16 biên chế tổ chức, 4 biên chế công đoàn, đảm bảo có 1 trưởng và 1 phó chuyên trách. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên khẳng định chắc chắn: "Đến hết năm 2018, Trấn Yên sẽ thực hiện đúng kế hoạch của tỉnh”.
Tại huyện Mù Cang Chải, Bí thư Huyện ủy Giàng A Tông chia sẻ: "Chúng tôi phải gặp trực tiếp lãnh đạo các phòng, ban để làm công tác tư tưởng và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của anh em. Ví như bộ phận văn phòng sáp nhập lại có 1 trưởng và 6 phó, sẽ phải giảm 4 phó, đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ làm trưởng, còn lại đều là cán bộ trẻ 7X và 8X, chúng tôi sẽ tuyên truyền vận động được. Tuy nhiên, Mù Cang Chải cũng khó khăn trong sáp nhập thôn, bản vì các bản cách xa nhau, mỗi bản chỉ có 4-5 đảng viên mà trưởng bản kiêm bí thư chi bộ phải đi lại 4 bản sẽ rất vất vả”.
Cũng giống như các sở lớn có đông đầu mối như Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thì Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) có nhiều đầu mối phải thu gọn nhất, song đến thời điểm này, Sở đã hoàn thành giảm 10 phòng với 17% biên chế được tinh giản. Đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: "Sở quyết tâm thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, quyết định của tỉnh cũng như các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 của Đảng, phấn đấu đến năm 2020, Sở sẽ hoàn thành giảm 13 – 14% biên chế”.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị triển khai các đề án thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Với việc tập trung đi trước một bước trong sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị, đến tháng 8/2018, tỉnh Yên Bái đã thực hiện sắp xếp, thu gọn được 381 đầu mối, trong đó có 308 đầu mối được cắt giảm và 73 đầu mối được thu gọn, bằng 23,95% so với tổng số đầu mối tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015.
Trong đó, khối Đảng, đoàn thể đã giảm, thu gọn được 32 đầu mối và tổ chức bên trong (cấp tỉnh giảm 9 đơn vị; thu gọn 14 phòng, ban bên trong. Cấp huyện giảm 9 công đoàn giáo dục thuộc liên đoàn lao động 9 huyện, thị, thành phố. Hoàn thành việc thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội ở 9 huyện, thị, thành phố); khối Nhà nước đã giảm, thu gọn 349 đầu mối và tổ chức bên trong (cấp tỉnh giảm, thu gọn được 164 đầu mối và tổ chức bên trong.
Điển hình như: Văn phòng HĐND tỉnh giảm 2 phòng; Văn phòng UBND tỉnh giảm 3 phòng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giảm 4 phòng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giảm 3 phòng; các sở: Khoa học - Công nghệ, Tư pháp, Công Thương, mỗi sở giảm 3 phòng. Toàn tỉnh giảm và thu gọn được 38 phòng, đơn vị thuộc chi cục và 84 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành.
Điển hình như: Sở Giáo dục và Đào tạo giảm 12 đơn vị; Sở Y tế giảm 16 đơn vị thuộc sở và 18 trạm y tế; Sở NN&PTNT giảm 25 đơn vị; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giảm 5 đơn vị. Cấp huyện giảm 185 đơn vị (gồm giảm 27 phòng, ban chuyên môn, 30 đơn vị sự nghiệp và 128 trường học).
Cụ thể, giảm 9 văn phòng HĐND, UBND cấp huyện, 9 phòng nội vụ, 9 thanh tra huyện. Thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở 9 huyện, thị xã, thành phố. Giảm 30 đơn vị sự nghiệp gồm: sáp nhập 9 văn phòng đăng ký đất đai với trung tâm phát triển quỹ đất; sáp nhập 1 Trung tâm Văn hóa - Thông tin với Trung tâm Thể dục - Thể thao thành phố Yên Bái; sáp nhập 7 đài truyền thanh - truyền hình, 1 Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao cấp huyện; giải thể 2 trạm quản lý thủy nông; 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Yên Bái, sáp nhập 9 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp huyện vào 9 trung tâm y tế cấp huyện.
Thực hiện thí điểm việc sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố tại huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ và sau khi sắp xếp đã giảm 72 đầu mối. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành hướng dẫn việc sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố theo đúng Thông tư số 09 của Bộ Nội vụ để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
Hiện nay, các huyện, thành phố đang xây dựng đề án, dự kiến sẽ báo cáo UBND tỉnh để tổng hợp, thẩm định, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thông qua HĐND tỉnh trong tháng 10/2018 để thống nhất triển khai thực hiện từ 1/1/2019.
Kinh phí tiết kiệm từ tinh giản biên chế được đầu tư xây dựng giao thông nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 30 tháng thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18, tỉnh Yên Bái đã tiết kiệm được gần 925 tỷ đồng, giảm 3.687 người hưởng lương và phụ cấp thường xuyên từ ngân sách.
Trong đó, năm 2016 tiết kiệm gần 170 tỷ đồng, năm 2017 tiết kiệm gần 340 tỷ đồng, năm 2018 tiết kiệm khoảng 415 tỷ đồng. Cơ sở vật chất tiết kiệm gần 135 tỷ đồng do giảm điểm trường, phòng học, giảm trụ sở các cơ quan, đơn vị và tiết kiệm do không phải đầu tư bổ sung theo tính toán.
Nguồn kinh phí tiết kiệm này phần lớn được bổ sung cho đầu tư phát triển (bình quân từ 200 - 300 tỷ/năm) được tỉnh tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm, cơ sở hạ tầng trường, lớp học, xây dựng nông thôn mới và bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở y tế, giáo dục phục vụ nhân dân...
Đây thực sự là con số không nhỏ với một tỉnh miền núi có tới 81/180 xã, phường đặc biệt khó khăn như Yên Bái mà tổng thu ngân sách cao nhất năm 2017 vừa qua mới đạt trên 2.500 tỷ đồng.
1200 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau hơn 30 tháng thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18, tỉnh Yên Bái đã tiết kiệm được gần 925 tỷ đồng, giảm 3.687 người hưởng lương và phụ cấp thường xuyên từ ngân sách.
Theo đó, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã khích lệ người đứng đầu các đơn vị, địa phương có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nghị quyết của tỉnh: "Ban đầu, Ban Thường vụ đề nghị thí điểm thì các huyện: Lục Yên, Yên Bình, các đơn vị Sở Khoa học - Công nghệ và cơ quan của Đảng như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã xung phong làm trước. Các đồng chí đã tạo khí thế, tinh thần, trách nhiệm cao trong triển khai nghị quyết của Trung ương và sẵn sàng thực hiện các quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh”.
Có thể nói, chính sự điều hành khéo léo, đầy quyết tâm và sự khích lệ kịp thời ấy của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã truyền lửa cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tại địa phương, đơn vị mình.
Từ thống nhất về nhận thức, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã có nhiều sáng tạo trong cách bố trí, sắp xếp các vị trí khi sáp nhập, tinh giản trên cơ sở quy hoạch đã ban hành, đảm bảo khách quan, công tâm, đúng nguyên tắc của Đảng và quy định của pháp luật.
Điển hình như khi thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, huyện Trấn Yên đã sắp xếp tất cả các thôn, bản, tổ dân phố đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, thực hiện nhất thể hóa các chức danh 164 bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận. Với Đề án thành lập cơ quan giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội 14/29 biên chế, huyện đã rút xuống còn 20, gồm 16 biên chế tổ chức, 4 biên chế công đoàn, đảm bảo có 1 trưởng và 1 phó chuyên trách. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên khẳng định chắc chắn: "Đến hết năm 2018, Trấn Yên sẽ thực hiện đúng kế hoạch của tỉnh”.
Tại huyện Mù Cang Chải, Bí thư Huyện ủy Giàng A Tông chia sẻ: "Chúng tôi phải gặp trực tiếp lãnh đạo các phòng, ban để làm công tác tư tưởng và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của anh em. Ví như bộ phận văn phòng sáp nhập lại có 1 trưởng và 6 phó, sẽ phải giảm 4 phó, đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ làm trưởng, còn lại đều là cán bộ trẻ 7X và 8X, chúng tôi sẽ tuyên truyền vận động được. Tuy nhiên, Mù Cang Chải cũng khó khăn trong sáp nhập thôn, bản vì các bản cách xa nhau, mỗi bản chỉ có 4-5 đảng viên mà trưởng bản kiêm bí thư chi bộ phải đi lại 4 bản sẽ rất vất vả”.
Cũng giống như các sở lớn có đông đầu mối như Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thì Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) có nhiều đầu mối phải thu gọn nhất, song đến thời điểm này, Sở đã hoàn thành giảm 10 phòng với 17% biên chế được tinh giản. Đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: "Sở quyết tâm thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, quyết định của tỉnh cũng như các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 của Đảng, phấn đấu đến năm 2020, Sở sẽ hoàn thành giảm 13 – 14% biên chế”.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị triển khai các đề án thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Với việc tập trung đi trước một bước trong sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị, đến tháng 8/2018, tỉnh Yên Bái đã thực hiện sắp xếp, thu gọn được 381 đầu mối, trong đó có 308 đầu mối được cắt giảm và 73 đầu mối được thu gọn, bằng 23,95% so với tổng số đầu mối tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015.
Trong đó, khối Đảng, đoàn thể đã giảm, thu gọn được 32 đầu mối và tổ chức bên trong (cấp tỉnh giảm 9 đơn vị; thu gọn 14 phòng, ban bên trong. Cấp huyện giảm 9 công đoàn giáo dục thuộc liên đoàn lao động 9 huyện, thị, thành phố. Hoàn thành việc thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội ở 9 huyện, thị, thành phố); khối Nhà nước đã giảm, thu gọn 349 đầu mối và tổ chức bên trong (cấp tỉnh giảm, thu gọn được 164 đầu mối và tổ chức bên trong.
Điển hình như: Văn phòng HĐND tỉnh giảm 2 phòng; Văn phòng UBND tỉnh giảm 3 phòng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giảm 4 phòng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giảm 3 phòng; các sở: Khoa học - Công nghệ, Tư pháp, Công Thương, mỗi sở giảm 3 phòng. Toàn tỉnh giảm và thu gọn được 38 phòng, đơn vị thuộc chi cục và 84 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành.
Điển hình như: Sở Giáo dục và Đào tạo giảm 12 đơn vị; Sở Y tế giảm 16 đơn vị thuộc sở và 18 trạm y tế; Sở NN&PTNT giảm 25 đơn vị; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giảm 5 đơn vị. Cấp huyện giảm 185 đơn vị (gồm giảm 27 phòng, ban chuyên môn, 30 đơn vị sự nghiệp và 128 trường học).
Cụ thể, giảm 9 văn phòng HĐND, UBND cấp huyện, 9 phòng nội vụ, 9 thanh tra huyện. Thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở 9 huyện, thị xã, thành phố. Giảm 30 đơn vị sự nghiệp gồm: sáp nhập 9 văn phòng đăng ký đất đai với trung tâm phát triển quỹ đất; sáp nhập 1 Trung tâm Văn hóa - Thông tin với Trung tâm Thể dục - Thể thao thành phố Yên Bái; sáp nhập 7 đài truyền thanh - truyền hình, 1 Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao cấp huyện; giải thể 2 trạm quản lý thủy nông; 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Yên Bái, sáp nhập 9 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp huyện vào 9 trung tâm y tế cấp huyện.
Thực hiện thí điểm việc sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố tại huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ và sau khi sắp xếp đã giảm 72 đầu mối. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành hướng dẫn việc sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố theo đúng Thông tư số 09 của Bộ Nội vụ để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
Hiện nay, các huyện, thành phố đang xây dựng đề án, dự kiến sẽ báo cáo UBND tỉnh để tổng hợp, thẩm định, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thông qua HĐND tỉnh trong tháng 10/2018 để thống nhất triển khai thực hiện từ 1/1/2019.
Kinh phí tiết kiệm từ tinh giản biên chế được đầu tư xây dựng giao thông nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 30 tháng thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18, tỉnh Yên Bái đã tiết kiệm được gần 925 tỷ đồng, giảm 3.687 người hưởng lương và phụ cấp thường xuyên từ ngân sách.
Trong đó, năm 2016 tiết kiệm gần 170 tỷ đồng, năm 2017 tiết kiệm gần 340 tỷ đồng, năm 2018 tiết kiệm khoảng 415 tỷ đồng. Cơ sở vật chất tiết kiệm gần 135 tỷ đồng do giảm điểm trường, phòng học, giảm trụ sở các cơ quan, đơn vị và tiết kiệm do không phải đầu tư bổ sung theo tính toán.
Nguồn kinh phí tiết kiệm này phần lớn được bổ sung cho đầu tư phát triển (bình quân từ 200 - 300 tỷ/năm) được tỉnh tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm, cơ sở hạ tầng trường, lớp học, xây dựng nông thôn mới và bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở y tế, giáo dục phục vụ nhân dân...
Đây thực sự là con số không nhỏ với một tỉnh miền núi có tới 81/180 xã, phường đặc biệt khó khăn như Yên Bái mà tổng thu ngân sách cao nhất năm 2017 vừa qua mới đạt trên 2.500 tỷ đồng.