CTTĐT - Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; gương mẫu chấp hành pháp luật; có trình độ văn hóa, chuyên môn, năng lực công tác; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND… Trên thực tế, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND. Để đại biểu HĐND tỉnh có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, thì việc từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ hợp (ảnh minh họa)
Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được bầu đủ về số lượng (59 đại biểu) và cơ cấu theo dự kiến. Trong đó, đại biểu tái cử 18 người, chiếm 30,51%; đại biểu nữ 22 người, chiếm 37,29%; dân tộc thiểu số 26 người, chiếm 44,07%; tuổi trẻ 14 người, chiếm 23,73%; ngoài Đảng 06 người, chiếm 10,17%; đại biểu có trình độ đại học 29 người, chiếm 49,15%; đại biểu có trình độ sau đại học là 17 người, chiếm 29%. Số lượng đại biểu có trình độ đại học, sau đại học; đại biểu hoạt động chuyên trách; đại biểu khối Đảng, đoàn thể tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Đây là điều kiện thuận lợi để HĐND tỉnh thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số lượng đại biểu HĐND tỉnh lần đầu tham gia HĐND chiếm gần 70%, một số đại biểu chưa từng tham gia công tác quản lý sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực sự là người đại diện cho cử tri; tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Tại các kỳ họp, đa số đại biểu tích cực tham gia ý kiến, thảo luận, cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy, góp phần giúp HĐND có những quyết nghị đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc ban hành các nghị quyết về cơ chế chính sách của tỉnh. Trong hoạt động chất vấn, một số đại biểu đã thẳng thắn đặt câu hỏi cho các cơ quan có liên quan về những vấn đề nổi cộm, bức xúc và những lĩnh vực mà đại biểu cũng như cử tri đang quan tâm, đồng thời kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến khi có kết quả. Trong hoạt động giám sát, các đại biểu đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, tham gia tương đối đầy đủ và có nhiều ý kiến xác đáng với cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục, nên chất lượng hoạt động giám sát ngày được nâng lên. Trong tiếp xúc cử tri, đã lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, đồng thời phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương, cơ sở, từ đó có nhiều ý kiến, kiến nghị với các cơ quan có liên quan và với Thường trực HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, làm rõ trách nhiệm, đề xuất giải pháp tháo gỡ, xử lý và khắc phục. Qua đó, cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND, từ đó vai trò, vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được khẳng định và tăng cường.
Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bố trí đủ theo luật định (02 lãnh đạo HĐND, 08 lãnh đạo các Ban HĐND và 01 lãnh đạo Văn phòng HĐND), tăng 03 người so với nhiệm kỳ trước. Các đại biểu HĐND chuyên trách giữ vai trò nòng cốt trong chuẩn bị kỳ họp, giám sát, thẩm tra và các hoạt động khác của HĐND tỉnh. Việc quan tâm bố trí đủ số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách đã giúp tăng cường sức mạnh hoạt động, để HĐND tỉnh hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực như trên, nhìn nhận khách quan hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định, đó là: Số lượng đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số đại biểu (11/59 đại biểu) và có sự biến động (đến nay còn 09 đại biểu), nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh. Phần lớn đại biểu HĐND tỉnh hoạt động kiêm nhiệm, một số giữ cương vị lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND; trong thực hiện quyền giám sát, nhiều đại biểu kiêm nhiệm vừa là chủ thể thực hiện giám sát, vừa là đối tượng chịu sự giám sát, các thành viên này chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình do ngại va chạm, còn né tránh trong chất vấn tại các kỳ họp, các cuộc giám sát nên chất lượng, hiệu quả giám sát còn hạn chế.
Một số ít đại biểu do trình độ, năng lực còn hạn chế nên chưa thực sự tích cực tham gia phát biểu, thảo luận trong các kỳ họp của HĐND tỉnh hoặc khi tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn, quan trọng của tỉnh còn lúng túng, chưa sâu và chưa bám sát vào nội dung; thậm chí có đại biểu từ đầu nhiệm kỳ chưa tham gia phát biểu, thảo luận và cho ý kiến nào tại kỳ họp. Có đại biểu chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của đại biểu HĐND, thiếu tự tin, ngại va chạm trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, đặc biệt là các đại biểu chưa từng tham gia công tác quản lý nhà nước.
Số lượng đại biểu tham gia làm thành viên các Ban của HĐND tỉnh còn khiêm tốn so với chức năng và nhiệm vụ của mỗi Ban; một số đại biểu được cơ cấu tham gia là ủy viên Ban nhưng lại không có chuyên môn về lĩnh vực Ban phụ trách nên trong quá trình thẩm tra, giám sát chưa bao trùm hết các lĩnh vực được giao, dẫn đến chất lượng thẩm tra, giám sát và hiệu quả hoạt động của Ban vẫn còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, trước hết do chúng ta chưa thực sự chú trọng về chất lượng đại biểu, chưa lấy tiêu chuẩn làm chính mà vẫn còn nặng về cơ cấu, nên chất lượng đại biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Một số đại biểu HĐND cấp tỉnh đang công tác hoặc cư trú ở cấp xã năng lực, kỹ năng hoạt động còn hạn chế, ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin nên chưa thực hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân. Đa số đại biểu đang công tác trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể còn lúng túng trong giải quyết mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị với nhiệm vụ của đại biểu dân cử. Nhiều đại biểu còn nặng về nhiệm vụ chuyên môn ở cơ quan, chưa dành thời gian nghiên cứu, cập nhật thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động HĐND, do vậy, ít có đóng góp vào các hoạt động của HĐND. Công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND sau khi được bầu không thường xuyên, nặng về lý luận, thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể về hoạt động của đại biểu; vì vậy, sau tập huấn kỹ năng, trình độ đại biểu chưa thực sự được nâng lên; đa số đại biểu hoạt động theo kiểu vừa học vừa làm.
Để đại biểu HĐND có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, từng bước đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của HĐND, nhất là công tác cán bộ. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy đảng thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, bố trí cán bộ đúng tầm, có đủ năng lực, trình độ để làm nhiệm vụ ở cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương thì nơi đó chất lượng hoạt động của HĐND được nâng lên. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh thì trước tiên cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa “cơ cấu và chất lượng đại biểu”. Cấp ủy cùng cấp giới thiệu cán bộ ứng cử đại biểu HĐND tỉnh cần quan tâm xem xét việc vừa đảm bảo cơ cấu, thành phần theo quy định, vừa phải đảm bảo trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và đảm bảo đại biểu phải có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND; giảm số lượng đại biểu công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, tăng số lượng đại biểu thuộc khối đảng, đoàn thể, hội đặc thù; đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở nên xem xét bố trí Chủ tịch HĐND cấp xã; đại biểu ngoài Đảng nên bố trí là người có uy tín trong cộng đồng. Ngoài ra, cần cơ cấu với tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện cho tầng lớp doanh nhân, tôn giáo, dân tộc…nhưng phải đảm bảo về chất lượng.
Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách có vai trò nòng cốt trong các hoạt động của HĐND, do đó cần giới thiệu nhân sự đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và kiến nghị với Quốc hội tăng số lượng lên khoảng 20% trên tổng số đại biểu khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Chức danh Trưởng ban chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh cần xem xét, cơ cấu vào cấp ủy cùng cấp để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND tỉnh; xây dựng quy hoạch các chức danh HĐND tỉnh để bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi nhân sự.
Ngoài ra, việc bố trí cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh cũng cần lưu ý đến sự cân đối về trình độ chuyên môn giữa các lĩnh vực (kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, pháp chế, dân tộc), tránh bố trí thiên về một lĩnh vực, để đảm bảo HĐND thực hiện giám sát, thẩm tra có chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực luật định.
Hai là, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND tỉnh phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, một số đại biểu lần đầu tham gia HĐND, thậm chí chưa từng tham gia công tác quản lý, nên việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động cho đại biểu là hết sức cần thiết. Công việc này phải tiến hành ngay từ đầu nhiệm kỳ và được các địa phương quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hằng năm thông qua nhiều hình thức như: Hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, giao ban trao đổi kinh nghiệm… Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của HĐND, do đó các chức danh mới được bầu cần phải được quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nhiều và kỹ hơn. Ngoài ra, Thường trực HĐND cũng cần tăng cường tổ chức việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho đại biểu HĐND tỉnh. Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế là cách thức tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất đối với mỗi đại biểu HĐND tỉnh. Cho nên cần thiết phải tăng cường giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND tỉnh với các địa phương khác, để từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đại biểu HĐND tỉnh.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài chương trình tập huấn của Bộ Nội vụ, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, thuộc Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức 02 lớp tập huấn chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu chuyên trách HĐND cấp huyện. Trong đó, chú trọng tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thẩm tra, giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri, nhằm trang bị cho đại biểu phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến những hoạt động cơ bản của HĐND. Ngoài ra, trong các chương trình công tác tại địa phương, cơ sở, Thường trực, Ban HĐND tỉnh đều mời các đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại địa bàn tham gia làm thành viên nhằm nâng cao trách nhiệm, kỹ năng, phương pháp hoạt động cho đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
Ba là, tự thân mỗi đại biểu cần chủ động học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định; tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời, giúp HĐND ban hành nghị quyết đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Bốn là, không ngừng nâng cao trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh. Hằng năm, mỗi đại biểu HĐND tỉnh tự xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh biết để theo dõi, giám sát việc thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Mặt khác, hằng năm Thường trực HĐND tỉnh cần tổ chức đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động, có động viên khen thưởng kịp thời đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làm được như vậy thì trách nhiệm của đại biểu mới nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh.
Năm là, đổi mới việc cung cấp thông tin cho đại biểu. Thông tin đối với đại biểu là rất quan trọng, thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu tính chính xác thì việc xem xét, đánh giá và đề xuất của đại biểu đều không đúng và không trúng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh; đặc biệt đối với các đại biểu kiêm nhiệm thì việc cung cấp các thông tin có liên quan đến thực hiện vai trò, nhiệm vụ của đại biểu lại càng quan trọng. Cho nên, việc cung cấp đầy đủ thông tin cho các đại biểu phải được Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
Để giúp đại biểu tiếp cận thông tin nhanh nhất, thời gian qua các tài liệu kỳ họp và văn bản điều hành của HĐND tỉnh Yên Bái được Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo gửi cho đại biểu HĐND qua hệ thống thư điện tử và tin nhắn đến điện thoại của từng đại biểu. Thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước số hóa hoạt động của HĐND, tỉnh Yên Bái đã trang bị máy tính bảng cho đại biểu HĐND tỉnh phục vụ việc gửi tài liệu cho đại biểu, sử dụng Phần mềm điều hành kỳ họp và nhấn nút biểu quyết điện tử từ kỳ họp giữa năm 2019. Kết quả thử nghiệm “kỳ họp không giấy tờ” cho thấy, đại biểu HĐND đã dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận các thông tin, kịp thời nghiên cứu toàn bộ nội dung các tài liệu trình kỳ họp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh có nhiều ưu điểm, tiết kiệm công lao động, chi phí in ấn, chuyển phát…thể hiện tinh thần đổi mới phương thức làm việc của HĐND theo hướng ngày càng khoa học và chuyên nghiệp hơn.
Sáu là, đồng thời với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh, cần phải quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh đảm bảo tinh gọn, chất lượng và ổn định. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sớm tổng kết việc thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 580/2018/NQ-UBTVQH14 ngày 04/10/2018; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về mô hình Văn phòng phục vụ HĐND tỉnh trên phạm vi toàn quốc để các địa phương có căn cứ thực hiện./.
6509 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; gương mẫu chấp hành pháp luật; có trình độ văn hóa, chuyên môn, năng lực công tác; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND… Trên thực tế, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND. Để đại biểu HĐND tỉnh có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, thì việc từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được bầu đủ về số lượng (59 đại biểu) và cơ cấu theo dự kiến. Trong đó, đại biểu tái cử 18 người, chiếm 30,51%; đại biểu nữ 22 người, chiếm 37,29%; dân tộc thiểu số 26 người, chiếm 44,07%; tuổi trẻ 14 người, chiếm 23,73%; ngoài Đảng 06 người, chiếm 10,17%; đại biểu có trình độ đại học 29 người, chiếm 49,15%; đại biểu có trình độ sau đại học là 17 người, chiếm 29%. Số lượng đại biểu có trình độ đại học, sau đại học; đại biểu hoạt động chuyên trách; đại biểu khối Đảng, đoàn thể tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Đây là điều kiện thuận lợi để HĐND tỉnh thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số lượng đại biểu HĐND tỉnh lần đầu tham gia HĐND chiếm gần 70%, một số đại biểu chưa từng tham gia công tác quản lý sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực sự là người đại diện cho cử tri; tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Tại các kỳ họp, đa số đại biểu tích cực tham gia ý kiến, thảo luận, cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy, góp phần giúp HĐND có những quyết nghị đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc ban hành các nghị quyết về cơ chế chính sách của tỉnh. Trong hoạt động chất vấn, một số đại biểu đã thẳng thắn đặt câu hỏi cho các cơ quan có liên quan về những vấn đề nổi cộm, bức xúc và những lĩnh vực mà đại biểu cũng như cử tri đang quan tâm, đồng thời kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến khi có kết quả. Trong hoạt động giám sát, các đại biểu đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, tham gia tương đối đầy đủ và có nhiều ý kiến xác đáng với cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục, nên chất lượng hoạt động giám sát ngày được nâng lên. Trong tiếp xúc cử tri, đã lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, đồng thời phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương, cơ sở, từ đó có nhiều ý kiến, kiến nghị với các cơ quan có liên quan và với Thường trực HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, làm rõ trách nhiệm, đề xuất giải pháp tháo gỡ, xử lý và khắc phục. Qua đó, cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND, từ đó vai trò, vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được khẳng định và tăng cường.
Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bố trí đủ theo luật định (02 lãnh đạo HĐND, 08 lãnh đạo các Ban HĐND và 01 lãnh đạo Văn phòng HĐND), tăng 03 người so với nhiệm kỳ trước. Các đại biểu HĐND chuyên trách giữ vai trò nòng cốt trong chuẩn bị kỳ họp, giám sát, thẩm tra và các hoạt động khác của HĐND tỉnh. Việc quan tâm bố trí đủ số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách đã giúp tăng cường sức mạnh hoạt động, để HĐND tỉnh hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực như trên, nhìn nhận khách quan hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định, đó là: Số lượng đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số đại biểu (11/59 đại biểu) và có sự biến động (đến nay còn 09 đại biểu), nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh. Phần lớn đại biểu HĐND tỉnh hoạt động kiêm nhiệm, một số giữ cương vị lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND; trong thực hiện quyền giám sát, nhiều đại biểu kiêm nhiệm vừa là chủ thể thực hiện giám sát, vừa là đối tượng chịu sự giám sát, các thành viên này chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình do ngại va chạm, còn né tránh trong chất vấn tại các kỳ họp, các cuộc giám sát nên chất lượng, hiệu quả giám sát còn hạn chế.
Một số ít đại biểu do trình độ, năng lực còn hạn chế nên chưa thực sự tích cực tham gia phát biểu, thảo luận trong các kỳ họp của HĐND tỉnh hoặc khi tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn, quan trọng của tỉnh còn lúng túng, chưa sâu và chưa bám sát vào nội dung; thậm chí có đại biểu từ đầu nhiệm kỳ chưa tham gia phát biểu, thảo luận và cho ý kiến nào tại kỳ họp. Có đại biểu chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của đại biểu HĐND, thiếu tự tin, ngại va chạm trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, đặc biệt là các đại biểu chưa từng tham gia công tác quản lý nhà nước.
Số lượng đại biểu tham gia làm thành viên các Ban của HĐND tỉnh còn khiêm tốn so với chức năng và nhiệm vụ của mỗi Ban; một số đại biểu được cơ cấu tham gia là ủy viên Ban nhưng lại không có chuyên môn về lĩnh vực Ban phụ trách nên trong quá trình thẩm tra, giám sát chưa bao trùm hết các lĩnh vực được giao, dẫn đến chất lượng thẩm tra, giám sát và hiệu quả hoạt động của Ban vẫn còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, trước hết do chúng ta chưa thực sự chú trọng về chất lượng đại biểu, chưa lấy tiêu chuẩn làm chính mà vẫn còn nặng về cơ cấu, nên chất lượng đại biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Một số đại biểu HĐND cấp tỉnh đang công tác hoặc cư trú ở cấp xã năng lực, kỹ năng hoạt động còn hạn chế, ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin nên chưa thực hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân. Đa số đại biểu đang công tác trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể còn lúng túng trong giải quyết mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị với nhiệm vụ của đại biểu dân cử. Nhiều đại biểu còn nặng về nhiệm vụ chuyên môn ở cơ quan, chưa dành thời gian nghiên cứu, cập nhật thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động HĐND, do vậy, ít có đóng góp vào các hoạt động của HĐND. Công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND sau khi được bầu không thường xuyên, nặng về lý luận, thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể về hoạt động của đại biểu; vì vậy, sau tập huấn kỹ năng, trình độ đại biểu chưa thực sự được nâng lên; đa số đại biểu hoạt động theo kiểu vừa học vừa làm.
Để đại biểu HĐND có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, từng bước đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của HĐND, nhất là công tác cán bộ. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy đảng thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, bố trí cán bộ đúng tầm, có đủ năng lực, trình độ để làm nhiệm vụ ở cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương thì nơi đó chất lượng hoạt động của HĐND được nâng lên. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh thì trước tiên cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa “cơ cấu và chất lượng đại biểu”. Cấp ủy cùng cấp giới thiệu cán bộ ứng cử đại biểu HĐND tỉnh cần quan tâm xem xét việc vừa đảm bảo cơ cấu, thành phần theo quy định, vừa phải đảm bảo trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và đảm bảo đại biểu phải có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND; giảm số lượng đại biểu công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, tăng số lượng đại biểu thuộc khối đảng, đoàn thể, hội đặc thù; đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở nên xem xét bố trí Chủ tịch HĐND cấp xã; đại biểu ngoài Đảng nên bố trí là người có uy tín trong cộng đồng. Ngoài ra, cần cơ cấu với tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện cho tầng lớp doanh nhân, tôn giáo, dân tộc…nhưng phải đảm bảo về chất lượng.
Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách có vai trò nòng cốt trong các hoạt động của HĐND, do đó cần giới thiệu nhân sự đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và kiến nghị với Quốc hội tăng số lượng lên khoảng 20% trên tổng số đại biểu khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Chức danh Trưởng ban chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh cần xem xét, cơ cấu vào cấp ủy cùng cấp để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND tỉnh; xây dựng quy hoạch các chức danh HĐND tỉnh để bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi nhân sự.
Ngoài ra, việc bố trí cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh cũng cần lưu ý đến sự cân đối về trình độ chuyên môn giữa các lĩnh vực (kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, pháp chế, dân tộc), tránh bố trí thiên về một lĩnh vực, để đảm bảo HĐND thực hiện giám sát, thẩm tra có chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực luật định.
Hai là, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND tỉnh phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, một số đại biểu lần đầu tham gia HĐND, thậm chí chưa từng tham gia công tác quản lý, nên việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động cho đại biểu là hết sức cần thiết. Công việc này phải tiến hành ngay từ đầu nhiệm kỳ và được các địa phương quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hằng năm thông qua nhiều hình thức như: Hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, giao ban trao đổi kinh nghiệm… Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của HĐND, do đó các chức danh mới được bầu cần phải được quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nhiều và kỹ hơn. Ngoài ra, Thường trực HĐND cũng cần tăng cường tổ chức việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho đại biểu HĐND tỉnh. Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế là cách thức tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất đối với mỗi đại biểu HĐND tỉnh. Cho nên cần thiết phải tăng cường giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND tỉnh với các địa phương khác, để từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đại biểu HĐND tỉnh.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài chương trình tập huấn của Bộ Nội vụ, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, thuộc Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức 02 lớp tập huấn chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu chuyên trách HĐND cấp huyện. Trong đó, chú trọng tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thẩm tra, giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri, nhằm trang bị cho đại biểu phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến những hoạt động cơ bản của HĐND. Ngoài ra, trong các chương trình công tác tại địa phương, cơ sở, Thường trực, Ban HĐND tỉnh đều mời các đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại địa bàn tham gia làm thành viên nhằm nâng cao trách nhiệm, kỹ năng, phương pháp hoạt động cho đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
Ba là, tự thân mỗi đại biểu cần chủ động học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định; tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời, giúp HĐND ban hành nghị quyết đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Bốn là, không ngừng nâng cao trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh. Hằng năm, mỗi đại biểu HĐND tỉnh tự xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh biết để theo dõi, giám sát việc thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Mặt khác, hằng năm Thường trực HĐND tỉnh cần tổ chức đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động, có động viên khen thưởng kịp thời đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làm được như vậy thì trách nhiệm của đại biểu mới nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh.
Năm là, đổi mới việc cung cấp thông tin cho đại biểu. Thông tin đối với đại biểu là rất quan trọng, thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu tính chính xác thì việc xem xét, đánh giá và đề xuất của đại biểu đều không đúng và không trúng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh; đặc biệt đối với các đại biểu kiêm nhiệm thì việc cung cấp các thông tin có liên quan đến thực hiện vai trò, nhiệm vụ của đại biểu lại càng quan trọng. Cho nên, việc cung cấp đầy đủ thông tin cho các đại biểu phải được Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
Để giúp đại biểu tiếp cận thông tin nhanh nhất, thời gian qua các tài liệu kỳ họp và văn bản điều hành của HĐND tỉnh Yên Bái được Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo gửi cho đại biểu HĐND qua hệ thống thư điện tử và tin nhắn đến điện thoại của từng đại biểu. Thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước số hóa hoạt động của HĐND, tỉnh Yên Bái đã trang bị máy tính bảng cho đại biểu HĐND tỉnh phục vụ việc gửi tài liệu cho đại biểu, sử dụng Phần mềm điều hành kỳ họp và nhấn nút biểu quyết điện tử từ kỳ họp giữa năm 2019. Kết quả thử nghiệm “kỳ họp không giấy tờ” cho thấy, đại biểu HĐND đã dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận các thông tin, kịp thời nghiên cứu toàn bộ nội dung các tài liệu trình kỳ họp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh có nhiều ưu điểm, tiết kiệm công lao động, chi phí in ấn, chuyển phát…thể hiện tinh thần đổi mới phương thức làm việc của HĐND theo hướng ngày càng khoa học và chuyên nghiệp hơn.
Sáu là, đồng thời với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh, cần phải quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh đảm bảo tinh gọn, chất lượng và ổn định. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sớm tổng kết việc thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 580/2018/NQ-UBTVQH14 ngày 04/10/2018; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về mô hình Văn phòng phục vụ HĐND tỉnh trên phạm vi toàn quốc để các địa phương có căn cứ thực hiện./.