Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Yên Bái: Tổng kết 10 năm thực hiện Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”

07/10/2019 15:15:43 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Sáng 7/10, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2020.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Cờ thi đua cho 9 tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự và chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị còn có các đồng chí là lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành thành viên Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới; lãnh đạo các địa phương trong tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội; đại diện các xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới, các doanh nghiệp, HTX có nhiều thành tích trong xây dựng nông thôn mới.

Toàn cảnh Hội nghị

Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng nông thôn mới vừa qua, tỉnh Yên Bái đã có một bước tiến dài, từ quán triệt chủ trương, thay đổi nhận thức, đến chuyển biến thành hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Diện mạo nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đã đổi thay mạnh mẽ; kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư khang trang, đồng bộ, hiện đại; môi trường nông thôn ngày càng sạch đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên; các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc được giữ gìn, phát huy...

Đến nay, toàn tỉnh đã có 57/157 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 36,3% tổng số xã trên toàn tỉnh). Tiêu chí đạt bình quân của các xã trên địa bàn tỉnh là 13,69 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đã lựa chọn được 05 xã: Việt Thành, Đại Phác, Vĩnh Lạc, Đại Minh, Thượng Bằng La để xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

Thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đang hoàn tất các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận trong năm 2019; huyện Trấn Yên đang nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào Quý I/2020.

Những kết quả tỉnh Yên Bái đạt được ngày hôm nay là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực, cố gắng vượt bậc; sự đoàn kết, đồng lòng, vào cuộc tích cực và quyết tâm cao độ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Tng số vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2020 là 23.730,2 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước trên 9.500 tỷ đồng; vốn tín dụng là trên gần 13 nghìn tỷ đồng; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 473,5 tỷ đồng; vn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 825,4 tỷ đồng.

Nổi bật trong chương trình xây dựng nông thôn mới là công tác xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đặc biệt được chú trọng đầu tư, đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn; cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019, hệ thống đường giao thông của địa phương từng bước được đầu tư nâng cấp, mở mới. Tính đến hết tháng 9/2019, tổng chiều dài đường giao thông nông thôn là 7.470 km, trong đó đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa là 2.289 km chiếm 30,6 %...

Trong 10 năm qua, nhiều địa phương đã đăng ký triển khai thực hiện được nhiều mô hình có hiệu quả cao điển hình như: Mô hình trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng tre măng Bát độ... Những mô hình có hiệu quả kinh tế cao tại các địa phương tiếp tục được duy trì và nhân rộng đã nâng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt khoảng 29,88 triệu đồng. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo là 17,68%. Theo kế hoạch năm 2019 giảm 5,8%, như vậy tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều) năm 2019 sẽ  ≤ 11,88%. 

Hội nghị đã được nghe các ý kiến tham luận của các sở, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương; các ý kiến tham luận đại diện cho các thôn, các xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, huyện xây dựng chuẩn nông thôn mới và tham luận của đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những đóng góp, cống hiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái 10 năm vừa qua; đồng thời chúc mừng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: “Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét, thực chất cả về lượng và chất trong phát triển KT- XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân khu vực nông thôn, giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đã đề ra”. Đến năm 2020 toàn tỉnh Yên Bái phấn đấu có ít nhất từ 78 - 80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 20- 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 - 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân các xã toàn tỉnh là 16,2 tiêu chí có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới; 60 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 25 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và trên 50 mô hình RVAC mẫu, mô hình VAC mẫu. Định hướng đến năm 2025, tỉnh Yên Bái có thêm ít nhất 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Yên Bình và Văn Yên; các huyện Lục Yên, Vă Chấn cơ bản hoàn thành khoảng 80% mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới) và có ít nhất 1 huyện thoát nghèo. 

Để đạt được những mục tiêu trên, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã và nhân dân xác định gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn. Từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo một cách bài bản, cụ thể, sát với thực tiễn; nhất là đối với các xã, thôn, bản ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và đoàn kết quần chúng nhân dân, thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới…

Triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" nhằm cổ vũ, động viên và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và nhân dân về xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước đưa tỉnh Yên Bái thành một trong những tỉnh trọng điểm trong khu vực miền núi phía Bắc về sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng các vùng nguyên liệu nông lâm sản tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như VietGap, GlobalGap, gắn với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thúc đẩy triển khai chương trình OCOP gắn với các sản phẩn nông lâm nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản của địa phương, kết hợp với thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn trong đó, tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu nông lâm sản và lĩnh vực phi nông nghiệp sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày, dịch vụ du lịch…)

Tiếp tục huy động, lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; có chính sách, giải pháp đột phá và ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn những xã đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nông thôn (thu gom xử lý nước thải, chất thải, bao gói thuốc bảo vệ thực vật…), tích cực cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển các mô hình thôn, bản xanh - sạch - đẹp, kết hợp giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch cộng đồng, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của tỉnh Yên Bái.

Làm tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững nhất là tại hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 1 huyện thoát nghèo; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc của tỉnh Yên Bái nói riêng và khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói chung; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, nâng cao chất lượng lao động khu vực nông thôn…

Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng đã tặng Cờ thi đua cho 9 tập thể; trao Bằng khen cho 42 tập thể và 77 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh trao Cờ thi đua cho các Tập thể

Trao Bằng khen cho các Tập thể có thành tích xuất sắc

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

1319 lượt xem
Thanh Thủy

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h