CTTĐT - Thời gian qua, nhằm khuyến khích, đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, huyện Yên Bình đã chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở trong sản xuất phát triển. Nhờ đó, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng khá, ổn định, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Sản xuất chế biến gỗ tại Công ty cổ phần Yên Thành
Công ty cổ phần Yên Thành ở tổ 1 - Thị trấn Yên Bình hiện đang kinh doanh hai mặt hàng chính là gỗ ván ép và chế biến tre măng bát độ xuất khẩu. Trung bình mỗi năm công ty sản xuất trên 10.000m3 gỗ thành phẩm, chế biến trên 2000 tấn măng tre bát độ xuất khẩu. Nhờ nhạy bén trong hoạt động kinh doanh, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ chữ tín với bạn hàng nên đến nay công ty đã đứng vững trên thị trường và làm ăn có hiệu quả với doanh thu hàng năm đạt trên 80 tỷ đồng mỗi năm và thường xuyên tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5- 5,5 triệu đồng/người/tháng. Riêng 6 tháng đầu nay năm, Công ty đã xuất bán trên 2000m3 gỗ thành phẩm và gần 1300 tấn tre măng bát độ, doanh thu ước đạt 40 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cho biết: “Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào sản phẩm tre măng bát độ vì đây là sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Công ty cũng đã ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, cung ứng cây giống tre măng bát độ cho nhiều hộ nông dân và một số hợp tác xã trong và ngoài huyện”.
Trên địa bàn huyện Yên Bình hiện có 49 công ty, doanh nghiệp, HTX và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể thu hút và giải quyết việc làm cho trên 3 nghìn lao động. Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Huyện đã chú trọng vào các mặt hàng chủ lực của địa phương như khai thác đá, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ , tre măng bát độ… Để phát huy tối đa giá trị của các mặt hàng này, huyện Yên Bình đã khuyến khích, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu như: dự án trồng rừng gỗ lớn, phát triển vùng nguyên liệu quế, tre măng bát độ… Qua đó góp phần gia tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. 7 tháng đầu năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 1.833,5tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 1. 119 tỷ đồng, giá trị sản lượng công nghiệp doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 710,5 tỷ đồng.
Để có được kết quả trên ngoài sự nỗ lực, khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp, huyện Yên Bình còn tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; từng bước triển khai và thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chính sách thu hút đối với các nhà đầu tư mới, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế của địa phương như công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra có những chính sách thông thoáng tạo môi trường đầu tư thuận lợi đồng hành cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển. Hằng năm, huyện đều tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, đồng thời khen thưởng động viên kịp thời các đơn vị làm ăn hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách.
Là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín với thị trường trong và ngoài tỉnh, cơ sở sản xuất kinh doanh ván bóc của hộ gia đình anh ông Phạm Minh Hoạt ở thôn Trung tâm - xã Mông Sơn luôn năng động trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bắt đầu hoạt động kinh doanh với nghề sản xuất chế biến gỗ rừng trồng từ năm 2011, ông Hoạt cho biết, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, chưa tìm kiếm được thị trường nên ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, song nhờ kiên trì học hỏi, đến nay, ông Hoạt đã xây dựng được 1 cơ sở gồm 2 dây chuyền ván bóc gỗ công xuất trên 2000 m3 gỗ/năm doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của cơ sở đạt trên 1 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập 7,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Hoạt cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc trang thiết bị để đảm bảo hàng mình làm ra đảm bảo tiêu chuẩn, giữ chữ tín với bạn hàng. Cùng với đó thường xuyên quan tâm đời sống cũng như điều kiện lao động của công nhân để công nhân gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh”.
Tuy nhiên, bênh cạnh những kết quả đã đạt được, trong 6 tháng đầu năm thực tế các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn như mặt bằng sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn hạn hẹp, máy móc thiết bị chưa đồng bộ, trình độ lao động qua đào tạo chưa đạt yêu cầu, hàng hóa xuất ra tiêu thụ chậm, nhất là ngành sản xuất chế biến tinh bột sắn khô, ướt, ngành sản xuất chế biến chè các loại. Để sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, đồng chí Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết một số giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, huyện Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lời cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu nghiên cứu cơ hội đầu tư trên địa bàn huyện. Chú trọng công tác tổng hợp tình hình phát triển sản xuất của địa phương cũng như các tiềm năng thế mạnh hiện có để cung cấp thông tin bước đầu cho doanh nghiêp, nhà đầu tư. Rà soát lại quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt lưu ý đến quy hoạch sử dụng đất để xác định những quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Cùng với đó huyện luôn đầu hành cùng các nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.
Với những giải pháp cụ thể của cấp ủy, chính quyền cộng với sự năng động của các đơn vị doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động địa phương, góp phần cùng Đảng bộ huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra./.
1391 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, nhằm khuyến khích, đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, huyện Yên Bình đã chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở trong sản xuất phát triển. Nhờ đó, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng khá, ổn định, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Công ty cổ phần Yên Thành ở tổ 1 - Thị trấn Yên Bình hiện đang kinh doanh hai mặt hàng chính là gỗ ván ép và chế biến tre măng bát độ xuất khẩu. Trung bình mỗi năm công ty sản xuất trên 10.000m3 gỗ thành phẩm, chế biến trên 2000 tấn măng tre bát độ xuất khẩu. Nhờ nhạy bén trong hoạt động kinh doanh, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ chữ tín với bạn hàng nên đến nay công ty đã đứng vững trên thị trường và làm ăn có hiệu quả với doanh thu hàng năm đạt trên 80 tỷ đồng mỗi năm và thường xuyên tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5- 5,5 triệu đồng/người/tháng. Riêng 6 tháng đầu nay năm, Công ty đã xuất bán trên 2000m3 gỗ thành phẩm và gần 1300 tấn tre măng bát độ, doanh thu ước đạt 40 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cho biết: “Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào sản phẩm tre măng bát độ vì đây là sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Công ty cũng đã ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, cung ứng cây giống tre măng bát độ cho nhiều hộ nông dân và một số hợp tác xã trong và ngoài huyện”.
Trên địa bàn huyện Yên Bình hiện có 49 công ty, doanh nghiệp, HTX và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể thu hút và giải quyết việc làm cho trên 3 nghìn lao động. Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Huyện đã chú trọng vào các mặt hàng chủ lực của địa phương như khai thác đá, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ , tre măng bát độ… Để phát huy tối đa giá trị của các mặt hàng này, huyện Yên Bình đã khuyến khích, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu như: dự án trồng rừng gỗ lớn, phát triển vùng nguyên liệu quế, tre măng bát độ… Qua đó góp phần gia tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. 7 tháng đầu năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 1.833,5tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 1. 119 tỷ đồng, giá trị sản lượng công nghiệp doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 710,5 tỷ đồng.
Để có được kết quả trên ngoài sự nỗ lực, khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp, huyện Yên Bình còn tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; từng bước triển khai và thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chính sách thu hút đối với các nhà đầu tư mới, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế của địa phương như công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra có những chính sách thông thoáng tạo môi trường đầu tư thuận lợi đồng hành cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển. Hằng năm, huyện đều tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, đồng thời khen thưởng động viên kịp thời các đơn vị làm ăn hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách.
Là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín với thị trường trong và ngoài tỉnh, cơ sở sản xuất kinh doanh ván bóc của hộ gia đình anh ông Phạm Minh Hoạt ở thôn Trung tâm - xã Mông Sơn luôn năng động trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bắt đầu hoạt động kinh doanh với nghề sản xuất chế biến gỗ rừng trồng từ năm 2011, ông Hoạt cho biết, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, chưa tìm kiếm được thị trường nên ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, song nhờ kiên trì học hỏi, đến nay, ông Hoạt đã xây dựng được 1 cơ sở gồm 2 dây chuyền ván bóc gỗ công xuất trên 2000 m3 gỗ/năm doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của cơ sở đạt trên 1 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập 7,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Hoạt cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc trang thiết bị để đảm bảo hàng mình làm ra đảm bảo tiêu chuẩn, giữ chữ tín với bạn hàng. Cùng với đó thường xuyên quan tâm đời sống cũng như điều kiện lao động của công nhân để công nhân gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh”.
Tuy nhiên, bênh cạnh những kết quả đã đạt được, trong 6 tháng đầu năm thực tế các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn như mặt bằng sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn hạn hẹp, máy móc thiết bị chưa đồng bộ, trình độ lao động qua đào tạo chưa đạt yêu cầu, hàng hóa xuất ra tiêu thụ chậm, nhất là ngành sản xuất chế biến tinh bột sắn khô, ướt, ngành sản xuất chế biến chè các loại. Để sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, đồng chí Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết một số giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, huyện Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lời cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu nghiên cứu cơ hội đầu tư trên địa bàn huyện. Chú trọng công tác tổng hợp tình hình phát triển sản xuất của địa phương cũng như các tiềm năng thế mạnh hiện có để cung cấp thông tin bước đầu cho doanh nghiêp, nhà đầu tư. Rà soát lại quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt lưu ý đến quy hoạch sử dụng đất để xác định những quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Cùng với đó huyện luôn đầu hành cùng các nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.
Với những giải pháp cụ thể của cấp ủy, chính quyền cộng với sự năng động của các đơn vị doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động địa phương, góp phần cùng Đảng bộ huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra./.