CTTĐT - Với mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, trong thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Thị xã Nghĩa Lộ đưa giống ngô nếp tím Fancy 111 vào gieo trồng với diện tích lớn trông vụ đông hàng năm.
Trong năm 2015,
thị xã Nghĩa Lộ tổ chức 2 Hội đồng tuyển
chọn nhiệm vụ KHCN, 5 Hội đồng nghiệm
thu cấp cơ sở để nghiệm thu các đề tài, dự án khoa học trên địa bàn. Qua đó, đã
công nhận 84 sáng kiến cấp cơ sở, đề nghị Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh xét công nhận 11 sáng kiến cấp tỉnh. Đồng chí Đỗ
Quang Minh - Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Để ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KHCN) vào phục sản xuất và đời sống,
hàng năm UBND thị xã đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, các ban,
ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức và nhân
dân các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học
công nghệ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ”.
Thị
xã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho nhân dân như: Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm trái vụ; Kỹ thuật trồng
hoa ly, hoa đồng tiền mô; Kỹ thuật trồng
ngô nếp tím Fancy111; Kỹ thuật trồng
lúa theo phương pháp thâm canh hữu cơ... Từ đó người dân đã nắm bắt và áp
dụng có hiệu quả các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Điều dễ nhận
thấy là các dự án sau khi được nghiên cứu đều được áp dụng vào sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, thị xã Nghĩa Lộ đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật
trồng ngô nếp tím Fancy111, vụ đông. Qua triển khai ở xã Nghĩa Lợi, phường Tân
An đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3,5 lần so với trồng ngô thông thường.
Đến nay, mặt hàng này đã trở thành sản phẩm hàng hóa của thị xã Nghĩa Lộ, cho
thu nhập 100 triệu đồng/ ha ngô vụ đông. Đồng chí Lò Văn Nhất - Bí thư Đảng ủy
xã Nghĩa Lợi cho biết: “Trong thời gian qua, từ các dự án phát triển sản xuất,
xã Nghĩa Lợi đã hỗ trợ cho 33 hộ chăn nuôi trâu nái, 175 con lợn, 472 hộ được
hỗ trợ về phân viên dúi và thuốc tiêm phòng cho chăn nuôi. Đặc biệt, xã đã tích
cực chuyển đổi cơ cấu diện tích lúa hàng năm sang trồng lúa hàng hóa chất lượng
cao như: Chiêm hương, Séng cù, Nghi hương trên 80% diện tích".
Ngoài hai vụ
lúa hàng năm, xã vận động nhân dân tăng gia sản xuất vụ đông từ 87 ha năm 2011
lên 123 ha năm 2015, với cây chủ lực là ngô, đưa tổng sản lượng lương thực có
hạt toàn xã từ trên 1.700 tấn năm 2011 lên trên 2.200 tấn năm 2015. Qua đó, bộ
mặt nông thôn mới của Nghĩa Lợi có nhiều khởi sắc.
Cùng với cây
ngô, hiện người dân thị xã Nghĩa Lộ đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng
nấm rơm trái vụ và trồng cà chua, súp lơ xanh vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Riêng nấm rơm, trong thời gian 2 tháng, từ 1 tấn rơm nguyên liệu đã cho
thu nhập trên 6 triệu đồng, trong khi đó chi phí đầu vào thấp mà hiệu quả kinh
tế cao.
Đặc biệt, mô
hình này còn thay đổi tập tục đốt rơm ngoài đồng, giảm ô nhiễm môi trường khi
đến mùa gặt. Còn mô hình trồng cà chua, súp lơ xanh vụ đông, cho thu nhập từ
160 - 200 triệu đồng/ha/vụ. Nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ
mô hình này. Chị Nguyễn Thị Thảo ở phường Cầu Thia cho biết: “Được cán bộ tuyên
truyền về áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản
xuất, vụ đông năm trước, gia đình mình trồng 1.000 m2 cà chua thu về
19 triệu đồng, hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần trồng lúa”.
Với những kết
quả đã đạt được trong việc triển khai ứng dụng khoa học
công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, hiện nay
thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn. Tiếp tục duy trì đẩy mạnh tuyên truyền vai trò khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp để người dân chủ động tìm hiểu và ứng dụng. Bên cạnh đó, tranh
thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội xây dựng các mô hình ứng
dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Đồng thời khuyến khích và tổ chức nhân ra diện
rộng những mô hình thực sự hiệu quả, trong đó tập trung mở rộng ứng dụng kỹ
thuật mới vào các ngành nghề truyền thống của địa phương./.
685 lượt xem
Nguyễn Thư: Đài TT – TH Thị xã Nghĩa Lộ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, trong thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Trong năm 2015,
thị xã Nghĩa Lộ tổ chức 2 Hội đồng tuyển
chọn nhiệm vụ KHCN, 5 Hội đồng nghiệm
thu cấp cơ sở để nghiệm thu các đề tài, dự án khoa học trên địa bàn. Qua đó, đã
công nhận 84 sáng kiến cấp cơ sở, đề nghị Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh xét công nhận 11 sáng kiến cấp tỉnh. Đồng chí Đỗ
Quang Minh - Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Để ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KHCN) vào phục sản xuất và đời sống,
hàng năm UBND thị xã đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, các ban,
ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức và nhân
dân các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học
công nghệ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ”.
Thị
xã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho nhân dân như: Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm trái vụ; Kỹ thuật trồng
hoa ly, hoa đồng tiền mô; Kỹ thuật trồng
ngô nếp tím Fancy111; Kỹ thuật trồng
lúa theo phương pháp thâm canh hữu cơ... Từ đó người dân đã nắm bắt và áp
dụng có hiệu quả các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Điều dễ nhận
thấy là các dự án sau khi được nghiên cứu đều được áp dụng vào sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, thị xã Nghĩa Lộ đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật
trồng ngô nếp tím Fancy111, vụ đông. Qua triển khai ở xã Nghĩa Lợi, phường Tân
An đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3,5 lần so với trồng ngô thông thường.
Đến nay, mặt hàng này đã trở thành sản phẩm hàng hóa của thị xã Nghĩa Lộ, cho
thu nhập 100 triệu đồng/ ha ngô vụ đông. Đồng chí Lò Văn Nhất - Bí thư Đảng ủy
xã Nghĩa Lợi cho biết: “Trong thời gian qua, từ các dự án phát triển sản xuất,
xã Nghĩa Lợi đã hỗ trợ cho 33 hộ chăn nuôi trâu nái, 175 con lợn, 472 hộ được
hỗ trợ về phân viên dúi và thuốc tiêm phòng cho chăn nuôi. Đặc biệt, xã đã tích
cực chuyển đổi cơ cấu diện tích lúa hàng năm sang trồng lúa hàng hóa chất lượng
cao như: Chiêm hương, Séng cù, Nghi hương trên 80% diện tích".
Ngoài hai vụ
lúa hàng năm, xã vận động nhân dân tăng gia sản xuất vụ đông từ 87 ha năm 2011
lên 123 ha năm 2015, với cây chủ lực là ngô, đưa tổng sản lượng lương thực có
hạt toàn xã từ trên 1.700 tấn năm 2011 lên trên 2.200 tấn năm 2015. Qua đó, bộ
mặt nông thôn mới của Nghĩa Lợi có nhiều khởi sắc.
Cùng với cây
ngô, hiện người dân thị xã Nghĩa Lộ đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng
nấm rơm trái vụ và trồng cà chua, súp lơ xanh vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Riêng nấm rơm, trong thời gian 2 tháng, từ 1 tấn rơm nguyên liệu đã cho
thu nhập trên 6 triệu đồng, trong khi đó chi phí đầu vào thấp mà hiệu quả kinh
tế cao.
Đặc biệt, mô
hình này còn thay đổi tập tục đốt rơm ngoài đồng, giảm ô nhiễm môi trường khi
đến mùa gặt. Còn mô hình trồng cà chua, súp lơ xanh vụ đông, cho thu nhập từ
160 - 200 triệu đồng/ha/vụ. Nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ
mô hình này. Chị Nguyễn Thị Thảo ở phường Cầu Thia cho biết: “Được cán bộ tuyên
truyền về áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản
xuất, vụ đông năm trước, gia đình mình trồng 1.000 m2 cà chua thu về
19 triệu đồng, hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần trồng lúa”.
Với những kết
quả đã đạt được trong việc triển khai ứng dụng khoa học
công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, hiện nay
thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn. Tiếp tục duy trì đẩy mạnh tuyên truyền vai trò khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp để người dân chủ động tìm hiểu và ứng dụng. Bên cạnh đó, tranh
thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội xây dựng các mô hình ứng
dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Đồng thời khuyến khích và tổ chức nhân ra diện
rộng những mô hình thực sự hiệu quả, trong đó tập trung mở rộng ứng dụng kỹ
thuật mới vào các ngành nghề truyền thống của địa phương./.