CTTĐT - Trong 7 tháng đầu năm, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đàn vật nuôi tăng đều so với cùng kỳ. Đàn gia súc chính đạt 635.631 con/662.800 con theo kế hoạch.
Từ đầu năm đến nay, ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các
chương trình phát triển chăn nuôi như: Đào tạo bổ sung dẫn tinh viên, sắp xếp
lại hệ thống truyền tinh nhân tạo; Tập trung chỉ đạo chương trình cải tạo đàn
vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng
hóa; Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập
thấp; Chỉ đạo thực hiện phong trào ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi; Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm,
tiêm phòng, kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật.
Trong 7 tháng đầu năm, sản xuất chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đàn vật nuôi tăng đều so với cùng kỳ.
Đàn gia súc chính đạt 635.631 con/662.800 con theo kế hoạch, trong đó đàn trâu
là 103.900 con, đàn bò 22.028 con, đàn lợn 509.703 con. Sản lượng thịt lợn hơi
xuất chuồng đàn gia súc chính đạt trên 23.000 tấn, đạt 60,4% kế hoạch.
Thời gian qua, công tác phòng bệnh
cũng được chú trọng thực hiện, trong 7 tháng đầu năm 2016 đã thực hiện được
354.177 liều đạt 64% kế hoạch năm. Về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm ổn định, không xuất hiện dịch bệnh lớn.
Thời gian tới, ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã, thành
phố triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn
nuôi; xây dựng các mô hình điểm về chăn nuôi: Mô hình sản xuất tinh giống lợn
siêu nạc, chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình, trang trại và các mô hình kết hợp.
Tiếp tục hỗ trợ 03 mô hình chăn nuôi bò thịt 3B tại 3 huyện Yên Bình, Văn Chấn,
Văn Yên.
Tăng cường công tác tuyên truyền,
hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng,
chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi; phát triển trồng cỏ, chế biến dự
trữ, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho phát triển chăn nuôi; Triển khai
xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm ở xã Liễu Đô, huyện Lục Yên;
nghiên cứu xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm ở những huyện có
sản phẩm chất lượng đặc sản của địa phương.
807 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 7 tháng đầu năm, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đàn vật nuôi tăng đều so với cùng kỳ. Đàn gia súc chính đạt 635.631 con/662.800 con theo kế hoạch.
Từ đầu năm đến nay, ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các
chương trình phát triển chăn nuôi như: Đào tạo bổ sung dẫn tinh viên, sắp xếp
lại hệ thống truyền tinh nhân tạo; Tập trung chỉ đạo chương trình cải tạo đàn
vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng
hóa; Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập
thấp; Chỉ đạo thực hiện phong trào ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi; Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm,
tiêm phòng, kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật.
Trong 7 tháng đầu năm, sản xuất chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đàn vật nuôi tăng đều so với cùng kỳ.
Đàn gia súc chính đạt 635.631 con/662.800 con theo kế hoạch, trong đó đàn trâu
là 103.900 con, đàn bò 22.028 con, đàn lợn 509.703 con. Sản lượng thịt lợn hơi
xuất chuồng đàn gia súc chính đạt trên 23.000 tấn, đạt 60,4% kế hoạch.
Thời gian qua, công tác phòng bệnh
cũng được chú trọng thực hiện, trong 7 tháng đầu năm 2016 đã thực hiện được
354.177 liều đạt 64% kế hoạch năm. Về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm ổn định, không xuất hiện dịch bệnh lớn.
Thời gian tới, ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã, thành
phố triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn
nuôi; xây dựng các mô hình điểm về chăn nuôi: Mô hình sản xuất tinh giống lợn
siêu nạc, chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình, trang trại và các mô hình kết hợp.
Tiếp tục hỗ trợ 03 mô hình chăn nuôi bò thịt 3B tại 3 huyện Yên Bình, Văn Chấn,
Văn Yên.
Tăng cường công tác tuyên truyền,
hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng,
chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi; phát triển trồng cỏ, chế biến dự
trữ, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho phát triển chăn nuôi; Triển khai
xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm ở xã Liễu Đô, huyện Lục Yên;
nghiên cứu xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm ở những huyện có
sản phẩm chất lượng đặc sản của địa phương.