Sự chỉ đạo quyết liệt và đổi mới trong cách làm, những năm qua, thành phố Yên Bái đã gặt hái được nhiều thành quả trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Thành phố Yên Bái đã xây dựng “Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới trong phát triển kinh tế địa phương, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân.
Đồng lòng vì mục tiêu nông thôn mới
Thành phố Yên Bái đang nỗ lực đưa 4 xã Văn Phú, Văn Tiến, Phúc Lộc, Giới Phiên về đích; xã Tân Thịnh đạt từ 17 tiêu chí trở lên trong năm 2018. Ông Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phú cho biết: “Đến thời điểm này, các tiêu chí còn thiếu của xã cơ bản đã dần hoàn thành. Đối với tiêu chí trường học, xã đang đầu tư nâng cấp, sửa chữa, mở rộng hạng mục nhà hiệu bộ và các cơ sở vật chất phục vụ học tập của Trường Tiểu học và THCS Văn Phú với tổng kinh phí trên 4,4 tỷ đồng. Dự kiến, Trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2018. Xã cũng đã được thành phố bố trí vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 5/5 nhà văn hóa, dự kiến hoàn thành trong quý I/2018 để hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa”.
Để sớm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM, ngay từ đầu năm, thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch giúp 5 xã về đích theo lộ trình phù hợp. Theo đó, thành phố đã ưu tiên bố trí nguồn lực của tỉnh, của thành phố, nguồn xã hội hóa để phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các xã từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, nhất là tiêu chí về hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập…
Phát động Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”; hướng dẫn các xã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời khuyến khích, khen thưởng đối với xã đạt NTM.
Trên tinh thần đó, với sự đầu tư 1,3 tỷ đồng của thành phố, xã Văn Phú cũng đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa trạm Y tế xã; nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế lên 86,4% và giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống 10%.
Nhờ đó, tiêu chí y tế cơ bản đã được hoàn thành. Về tiêu chí văn hóa, xã có 3/5 đạt thôn văn hóa, 2 thôn còn lại đang tiếp tục phấn đấu trong năm tới. Tương tự xã Văn Phú, xã Văn Tiến đạt 15/19 tiêu chí NTM, xã Giới Phiên đạt 16/19 tiêu chí NTM, xã Tân Thịnh đạt 16/19 tiêu chí NTM, xã Phúc Lộc đạt 15/19 tiêu chí NTM cũng đang dồn sức để về đích.
Năm 2017, thành phố đã phân bổ cho các xã nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn hỗ trợ xây dựng NTM của tỉnh cho các xã: Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc, Tân Thịnh, Âu Lâu, mỗi xã 196 triệu đồng ưu tiên hỗ trợ thành lập các hợp tác xã.
Thành phố còn chỉ đạo các xã lựa chọn mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện của từng xã. Đối với các xã thành lập hợp tác xã, thành phố đều tạo điều kiện để giảm bớt khó khăn của các hợp tác xã khi bắt đầu đi vào hoạt động. Đối với nguồn vốn trung ương đầu tư xây dựng cơ bản 2,7 tỷ đồng, hiện nay, 5 xã: Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc, Tân Thịnh đang tập trung thi công các công trình: trung tâm thể thao các xã Phúc Lộc, Văn Tiến, Văn Phú, Tân Thịnh, trụ sở UBND xã Giới Phiên, kênh mương thủy lợi xã Giới Phiên, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng NTM ở các xã.
Phần vốn thuộc ngân sách thành phố phân bổ cho các xã bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện. Thành phố cũng đã tổ chức 5 lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y, sản xuất rau an toàn, may công nghiệp với tổng kinh phí là 273 triệu đồng cho lao động nông thôn.
Cùng với 5 xã phấn đấu về đích, 3 xã đã đạt chuẩn NTM của thành phố là Âu Lâu, Tuy Lộc, Minh Bảo tiếp tục nâng tầm các tiêu chí, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đầu tư nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng; giữ vững ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn; duy trì xã chuẩn NTM.
Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Một trong những phương pháp để xây dựng NTM một cách hiệu quả, thiết thực đó là gắn vấn đề NTM với việc tái cơ cấu nông nghiệp. Theo đó, năm 2017, thành phố Yên Bái hoàn thành và thực hiện công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thực hiện có hiệu quả Đề án sản xuất rau an toàn; tập trung công tác thu hút đầu tư xây dựng phát triển cụm công nghiệp Đầm Hồng, Âu Lâu; đồng thời tiếp tục chỉ đạo duy trì và mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn ở 3 xã Âu Lâu, Văn Phú, Tuy Lộc với tổng kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng.
Với những hỗ trợ từ thành phố, Âu Lâu là một trong 3 xã đã duy trì và phát triển khá tốt mô hình trồng rau an toàn bằng việc thành lập thêm Tổ hợp tác Sản xuất rau an toàn thôn Đầm Vông với diện tích 1,4 ha. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, xã Âu Lâu đã gộp 2 tổ hợp tác thôn Đồng Đình và Đầm Vông để thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất rau an toàn xã Âu Lâu.
Không chỉ ở xã Âu Lâu mà cả Tuy Lộc, Văn Phú cũng đang tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích rau an toàn. Hiện nay, tổng diện tích được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của 3 xã là 10,08ha/109 hộ tham gia; tổng diện tích gieo trồng rau an toàn của 3 xã là 10,27ha/3 vụ, sản lượng ước đạt 270 tấn. Với giá bán trung bình cả năm đạt 7.000 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng rau đã vươn lên làm giàu ổn định cuộc sống; tập quán canh tác cũng chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa và thị trường.
Ngoài ra, bộ mặt của thành phố Yên Bái đã có nhiều khởi sắc, công tác thu ngân sách có nhiều tiến bộ, đạt 457 tỷ đồng bằng 106% kế hoạch tỉnh. Xây dựng cơ bản có nhiều cố gắng, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 3.500 tỷ đồng; triển khai 40 công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; 24 hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ODA thực hiện dự án nâng cấp đô thị thành phố.
Tập trung thiết lập kỷ cương văn minh đô thị, hoàn thiện Đề án Xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ nhất là công tác an sinh xã hội; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền tạo động lực quan trọng để thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ năm 2018.
Đặc biệt, năm 2018, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó triển khai đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng Nông thôn mới và phát triển đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
Tập trung phát triển công nghiệp; đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại – dịch vụ thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030. Tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và xây dựng các xã Nông thôn mới, xây dựng Đề án để ban hành Nghị quyết chuyên đề về Xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II.
1372 lượt xem
Theo Nhà báo và Công luận
Sự chỉ đạo quyết liệt và đổi mới trong cách làm, những năm qua, thành phố Yên Bái đã gặt hái được nhiều thành quả trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Thành phố Yên Bái đã xây dựng “Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới trong phát triển kinh tế địa phương, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.Đồng lòng vì mục tiêu nông thôn mới
Thành phố Yên Bái đang nỗ lực đưa 4 xã Văn Phú, Văn Tiến, Phúc Lộc, Giới Phiên về đích; xã Tân Thịnh đạt từ 17 tiêu chí trở lên trong năm 2018. Ông Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phú cho biết: “Đến thời điểm này, các tiêu chí còn thiếu của xã cơ bản đã dần hoàn thành. Đối với tiêu chí trường học, xã đang đầu tư nâng cấp, sửa chữa, mở rộng hạng mục nhà hiệu bộ và các cơ sở vật chất phục vụ học tập của Trường Tiểu học và THCS Văn Phú với tổng kinh phí trên 4,4 tỷ đồng. Dự kiến, Trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2018. Xã cũng đã được thành phố bố trí vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 5/5 nhà văn hóa, dự kiến hoàn thành trong quý I/2018 để hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa”.
Để sớm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM, ngay từ đầu năm, thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch giúp 5 xã về đích theo lộ trình phù hợp. Theo đó, thành phố đã ưu tiên bố trí nguồn lực của tỉnh, của thành phố, nguồn xã hội hóa để phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các xã từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, nhất là tiêu chí về hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập…
Phát động Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”; hướng dẫn các xã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời khuyến khích, khen thưởng đối với xã đạt NTM.
Trên tinh thần đó, với sự đầu tư 1,3 tỷ đồng của thành phố, xã Văn Phú cũng đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa trạm Y tế xã; nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế lên 86,4% và giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống 10%.
Nhờ đó, tiêu chí y tế cơ bản đã được hoàn thành. Về tiêu chí văn hóa, xã có 3/5 đạt thôn văn hóa, 2 thôn còn lại đang tiếp tục phấn đấu trong năm tới. Tương tự xã Văn Phú, xã Văn Tiến đạt 15/19 tiêu chí NTM, xã Giới Phiên đạt 16/19 tiêu chí NTM, xã Tân Thịnh đạt 16/19 tiêu chí NTM, xã Phúc Lộc đạt 15/19 tiêu chí NTM cũng đang dồn sức để về đích.
Năm 2017, thành phố đã phân bổ cho các xã nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn hỗ trợ xây dựng NTM của tỉnh cho các xã: Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc, Tân Thịnh, Âu Lâu, mỗi xã 196 triệu đồng ưu tiên hỗ trợ thành lập các hợp tác xã.
Thành phố còn chỉ đạo các xã lựa chọn mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện của từng xã. Đối với các xã thành lập hợp tác xã, thành phố đều tạo điều kiện để giảm bớt khó khăn của các hợp tác xã khi bắt đầu đi vào hoạt động. Đối với nguồn vốn trung ương đầu tư xây dựng cơ bản 2,7 tỷ đồng, hiện nay, 5 xã: Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc, Tân Thịnh đang tập trung thi công các công trình: trung tâm thể thao các xã Phúc Lộc, Văn Tiến, Văn Phú, Tân Thịnh, trụ sở UBND xã Giới Phiên, kênh mương thủy lợi xã Giới Phiên, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng NTM ở các xã.
Phần vốn thuộc ngân sách thành phố phân bổ cho các xã bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện. Thành phố cũng đã tổ chức 5 lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y, sản xuất rau an toàn, may công nghiệp với tổng kinh phí là 273 triệu đồng cho lao động nông thôn.
Cùng với 5 xã phấn đấu về đích, 3 xã đã đạt chuẩn NTM của thành phố là Âu Lâu, Tuy Lộc, Minh Bảo tiếp tục nâng tầm các tiêu chí, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đầu tư nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng; giữ vững ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn; duy trì xã chuẩn NTM.
Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Một trong những phương pháp để xây dựng NTM một cách hiệu quả, thiết thực đó là gắn vấn đề NTM với việc tái cơ cấu nông nghiệp. Theo đó, năm 2017, thành phố Yên Bái hoàn thành và thực hiện công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thực hiện có hiệu quả Đề án sản xuất rau an toàn; tập trung công tác thu hút đầu tư xây dựng phát triển cụm công nghiệp Đầm Hồng, Âu Lâu; đồng thời tiếp tục chỉ đạo duy trì và mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn ở 3 xã Âu Lâu, Văn Phú, Tuy Lộc với tổng kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng.
Với những hỗ trợ từ thành phố, Âu Lâu là một trong 3 xã đã duy trì và phát triển khá tốt mô hình trồng rau an toàn bằng việc thành lập thêm Tổ hợp tác Sản xuất rau an toàn thôn Đầm Vông với diện tích 1,4 ha. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, xã Âu Lâu đã gộp 2 tổ hợp tác thôn Đồng Đình và Đầm Vông để thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất rau an toàn xã Âu Lâu.
Không chỉ ở xã Âu Lâu mà cả Tuy Lộc, Văn Phú cũng đang tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích rau an toàn. Hiện nay, tổng diện tích được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của 3 xã là 10,08ha/109 hộ tham gia; tổng diện tích gieo trồng rau an toàn của 3 xã là 10,27ha/3 vụ, sản lượng ước đạt 270 tấn. Với giá bán trung bình cả năm đạt 7.000 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng rau đã vươn lên làm giàu ổn định cuộc sống; tập quán canh tác cũng chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa và thị trường.
Ngoài ra, bộ mặt của thành phố Yên Bái đã có nhiều khởi sắc, công tác thu ngân sách có nhiều tiến bộ, đạt 457 tỷ đồng bằng 106% kế hoạch tỉnh. Xây dựng cơ bản có nhiều cố gắng, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 3.500 tỷ đồng; triển khai 40 công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; 24 hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ODA thực hiện dự án nâng cấp đô thị thành phố.
Tập trung thiết lập kỷ cương văn minh đô thị, hoàn thiện Đề án Xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ nhất là công tác an sinh xã hội; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền tạo động lực quan trọng để thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ năm 2018.
Đặc biệt, năm 2018, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó triển khai đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng Nông thôn mới và phát triển đô thị thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
Tập trung phát triển công nghiệp; đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại – dịch vụ thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030. Tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và xây dựng các xã Nông thôn mới, xây dựng Đề án để ban hành Nghị quyết chuyên đề về Xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II.