CTTĐT - Trong phiên thảo luận tại tổ chiều 1/8, đã có 48 ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tham gia vào nội dung các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tham gia ý kiến tại tổ
Qua thảo luận, hầu hết các ý kiến của các đại biểu đều nhất trí với các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp và cho rằng các nội dung đã được chuẩn bị chu đáo, chất lượng. Một số ý kiến báo cáo giải trình làm rõ thêm các nhiệm vụ, giải pháp; tham gia vào kết cấu bố cục diễn đạt trong một số báo cáo.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2018, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với báo cáo của UBND tỉnh. Các đại biểu đã thống nhất nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2018, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt các cấp, các ngành, các địa phương đã chủ động, kịp thời ứng phó, tập trung khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3, bước đầu ổn định đời sống nhân dân. Đến nay, cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đều đảm bảo kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng khá so với cùng kỳ, là nền tảng quan trọng để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ năm 2018.
Các đại biểu cũng có ý kiến đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân chỉ tiêu sản lượng chè búp tươi đạt thấp (43%) so với kế hoạch; nguyên nhân số lượng tổng đàn gia súc chính giảm mạnh, nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng lại tăng cao so với cùng kỳ; đề nghị bổ sung kết quả đạt được trong lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội vùng cao.
Về phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, các đại biểu HĐND tỉnh có ý kiến đề nghị khi điều chỉnh các đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp cần rà soát, tính toán hiện trạng đất đai phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển các sản phẩm và nhu cầu, khả năng thực hiện của người dân để đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện; đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị để đảm bảo thời gian mùa vụ; đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố quản lý tốt chất lượng các sản phẩm nông nghiệp đã được cấp nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý.
Một số ý kiến cho rằng chất lượng một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững (như: Thu nhập, tỷ lệ giảm nghèo, vệ sinh môi trường...). Đề nghị tỉnh có giải pháp huy động, bố trí nguồn lực để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường định hướng cho người dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả, an toàn, bền vững.
Các đại biểu đề nghị tỉnh tăng cường hơn nữa các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư vào tỉnh, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận đất đai và các điều kiện khác trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đề nghị tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ việc quy hoạch, bố trí các dự án tái định cư khi thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu; đề nghị tỉnh báo cáo với Trung ương cân đối, bố trí nguồn lực hỗ trợ tỉnh thực hiện dự án cấp điện lưới quốc gia tới thôn bản ở vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo cuộc sống và sản xuất của người dân.
Có ý kiến đề nghị tỉnh tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách để hoàn thành mục tiêu thu 2.900 tỷ đồng; đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển quỹ đất để đưa vào đấu giá, thu tiền sử dụng đất; sớm ban hành quy chế bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh để có chế tài xử lý các trường hợp chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ về việc cổ phần hóa Chợ Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ để đảm bảo công tác quản lý, hoạt động kinh doanh của chợ; có biện pháp tăng cường quản lý việc khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng thông thường, nhất là cát sỏi theo đúng các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, đề nghị tỉnh xem xét, có ý kiến với Công ty thủy điện Thác Bà điều tiết mực nước hợp lý để đảm bảo độ sâu mặt nước phục vụ việc phát triển thủy sản, vận tải đường thủy của nhân dân huyện Yên Bình.
Các đại biểu HĐND tỉnh cũng đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân việc hỗ trợ làm nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phòng ở cho học sinh các trường PTDT bán trú, các trường có học sinh bán trú để đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới; chỉ đạo sớm hoàn thiện các điều kiện cần thiết để đưa bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động đồng bộ từ ngày 01/01/2019; chỉ đạo các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết tốt những vướng mắc trong quá trình xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời, đề nghị tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
Trong phiên thảo luận tại tổ, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với báo cáo của HĐND tỉnh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 và cho rằng: Hoạt động của HĐND tỉnh trong thời gian qua tiếp tục có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Có ý kiến đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc nắm tình hình cơ sở, giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và giám sát các kết luận sau giám sát.
Đối với nội dung các tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết, các đại biểu nhất trí với nội dung dự thảo 5 Nghị quyết: Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2019; Nghị quyết về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương (bao gồm trái phiếu Chính phủ) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Yên Bái; Nghị quyết sửa đổi một số nội dung Điều 1 Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh Yên Bái thông qua điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Yên Bái; Nghị quyết thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và sửa đổi một số nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đối với các dự thảo nghị quyết còn lại, các đại biểu có ý kiến đề nghị rà soát lại số liệu mục tiêu phát triển một số sản phẩm của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (diện tích trồng lúa Nếp Tú Lệ, sản lượng/diện tích Bưởi Đại Minh,...); làm rõ một số khái niệm sản phẩm đặc sản hữu cơ (Vịt bầu Lâm Thượng, gà đen đặc sản vùng cao...); thống nhất giữa số liệu phần mục tiêu và phần giải pháp.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung nhiệm vụ, giải pháp về giống, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng đối với sản phẩm ngành chăn nuôi; tăng cường các biện pháp để quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông lâm sản, tạo thương hiệu sản phẩm; đề nghị xem xét việc hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị tại các huyện đặc biệt khó khăn được áp dụng theo quy định của điều 6, Thông tư 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; bổ sung việc “liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...”.
Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “đối tượng là đơn vị đảm bảo một phần chi thường xuyên”; bổ sung phân cấp cho đối tượng là Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên từ 80 đến dưới 100% thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/1 lần mua tài sản; nên phân cấp cho cấp huyện được chủ động quyết định việc mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/lần phát sinh ngoài dự toán được giao đầu năm của ngân sách cấp huyện.
Một số ý kiến đề nghị có chính sách khen thưởng đối với những xã vùng cao có từ 50% trở lên thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới; đề nghị nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ cận nghèo từ 35% lên 50%; nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh đối với các trường học từ 25% lên 100%.
Có ý kiến đề nghị nên quy định mức trần hỗ trợ xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản; bỏ quy định “Lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở mức vay thấp nhất trong khung lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường của các Ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố”, vì hiện nay, Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất cho vay vốn trung hạn và dài hạn, trao quyền tự chủ cho các Ngân hàng tự thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
Có ý kiến đề nghị chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn không nên quy định nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng hình thức “hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư”, chỉ nên “cấp bù chênh lệch lãi suất”; nên phân biệt việc hỗ trợ theo từng loại dự án, mức độ ưu tiên; khống chế mức hỗ trợ tối đa cho một dự án để đảm bảo phù hợp với nguồn lực của tỉnh; chỉ hỗ trợ cho những dự án hoàn thành đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Nghiên cứu bổ sung quy định xử lý đối với các dự án được hỗ trợ khi xảy ra rủi ro để giảm thiệt hại cho ngân sách.
Đối với chức danh “Phụ trách công tác xã hội (văn hóa, xã hội, thể thao, gia đình và trẻ em…)” trong chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp phường, nên bổ sung thêm nhiệm vụ “dân số”; thay thế cụm từ “Nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số” thành “nhân viên y tế thôn bản” tại chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố; có cơ chế đặc thù đối với một số chức danh tại các thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn rộng (như chức danh y tế thôn bản, công an viên...).
Một số ý kiến đề nghị sau khi nghị quyết được ban hành, các ngành chức năng cần có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện, trong đó có việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với cấp xã, cấp thôn, bản được khoán quỹ phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách.
Có ý kiến đề nghị xem xét lại mức khoán chi bình quân đầu người của cơ quan Văn phòng cấp ủy - chính quyền cấp huyện cần tương quan với mức khoán chi của cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Thanh tra - Kiểm tra cấp huyện; đề nghị làm rõ khoán chi của cơ quan Văn phòng cấp ủy - chính quyền cấp huyện đã bao gồm Thường trực cấp Ủy, HĐND, UBND chưa?
Cổng Thông tin điện tử tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật những nội dung tiếp theo của kỳ họp.
1080 lượt xem
Tiến Lập - Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong phiên thảo luận tại tổ chiều 1/8, đã có 48 ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tham gia vào nội dung các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp. Qua thảo luận, hầu hết các ý kiến của các đại biểu đều nhất trí với các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp và cho rằng các nội dung đã được chuẩn bị chu đáo, chất lượng. Một số ý kiến báo cáo giải trình làm rõ thêm các nhiệm vụ, giải pháp; tham gia vào kết cấu bố cục diễn đạt trong một số báo cáo.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2018, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với báo cáo của UBND tỉnh. Các đại biểu đã thống nhất nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2018, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt các cấp, các ngành, các địa phương đã chủ động, kịp thời ứng phó, tập trung khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3, bước đầu ổn định đời sống nhân dân. Đến nay, cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đều đảm bảo kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng khá so với cùng kỳ, là nền tảng quan trọng để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ năm 2018.
Các đại biểu cũng có ý kiến đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân chỉ tiêu sản lượng chè búp tươi đạt thấp (43%) so với kế hoạch; nguyên nhân số lượng tổng đàn gia súc chính giảm mạnh, nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng lại tăng cao so với cùng kỳ; đề nghị bổ sung kết quả đạt được trong lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội vùng cao.
Về phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, các đại biểu HĐND tỉnh có ý kiến đề nghị khi điều chỉnh các đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp cần rà soát, tính toán hiện trạng đất đai phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển các sản phẩm và nhu cầu, khả năng thực hiện của người dân để đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện; đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị để đảm bảo thời gian mùa vụ; đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố quản lý tốt chất lượng các sản phẩm nông nghiệp đã được cấp nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý.
Một số ý kiến cho rằng chất lượng một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững (như: Thu nhập, tỷ lệ giảm nghèo, vệ sinh môi trường...). Đề nghị tỉnh có giải pháp huy động, bố trí nguồn lực để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường định hướng cho người dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả, an toàn, bền vững.
Các đại biểu đề nghị tỉnh tăng cường hơn nữa các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư vào tỉnh, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận đất đai và các điều kiện khác trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đề nghị tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ việc quy hoạch, bố trí các dự án tái định cư khi thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu; đề nghị tỉnh báo cáo với Trung ương cân đối, bố trí nguồn lực hỗ trợ tỉnh thực hiện dự án cấp điện lưới quốc gia tới thôn bản ở vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo cuộc sống và sản xuất của người dân.
Có ý kiến đề nghị tỉnh tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách để hoàn thành mục tiêu thu 2.900 tỷ đồng; đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển quỹ đất để đưa vào đấu giá, thu tiền sử dụng đất; sớm ban hành quy chế bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh để có chế tài xử lý các trường hợp chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ về việc cổ phần hóa Chợ Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ để đảm bảo công tác quản lý, hoạt động kinh doanh của chợ; có biện pháp tăng cường quản lý việc khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng thông thường, nhất là cát sỏi theo đúng các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, đề nghị tỉnh xem xét, có ý kiến với Công ty thủy điện Thác Bà điều tiết mực nước hợp lý để đảm bảo độ sâu mặt nước phục vụ việc phát triển thủy sản, vận tải đường thủy của nhân dân huyện Yên Bình.
Các đại biểu HĐND tỉnh cũng đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân việc hỗ trợ làm nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phòng ở cho học sinh các trường PTDT bán trú, các trường có học sinh bán trú để đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới; chỉ đạo sớm hoàn thiện các điều kiện cần thiết để đưa bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động đồng bộ từ ngày 01/01/2019; chỉ đạo các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết tốt những vướng mắc trong quá trình xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời, đề nghị tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
Trong phiên thảo luận tại tổ, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với báo cáo của HĐND tỉnh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 và cho rằng: Hoạt động của HĐND tỉnh trong thời gian qua tiếp tục có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Có ý kiến đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc nắm tình hình cơ sở, giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và giám sát các kết luận sau giám sát.
Đối với nội dung các tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết, các đại biểu nhất trí với nội dung dự thảo 5 Nghị quyết: Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2019; Nghị quyết về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương (bao gồm trái phiếu Chính phủ) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Yên Bái; Nghị quyết sửa đổi một số nội dung Điều 1 Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh Yên Bái thông qua điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Yên Bái; Nghị quyết thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và sửa đổi một số nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đối với các dự thảo nghị quyết còn lại, các đại biểu có ý kiến đề nghị rà soát lại số liệu mục tiêu phát triển một số sản phẩm của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (diện tích trồng lúa Nếp Tú Lệ, sản lượng/diện tích Bưởi Đại Minh,...); làm rõ một số khái niệm sản phẩm đặc sản hữu cơ (Vịt bầu Lâm Thượng, gà đen đặc sản vùng cao...); thống nhất giữa số liệu phần mục tiêu và phần giải pháp.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung nhiệm vụ, giải pháp về giống, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng đối với sản phẩm ngành chăn nuôi; tăng cường các biện pháp để quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông lâm sản, tạo thương hiệu sản phẩm; đề nghị xem xét việc hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị tại các huyện đặc biệt khó khăn được áp dụng theo quy định của điều 6, Thông tư 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; bổ sung việc “liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...”.
Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “đối tượng là đơn vị đảm bảo một phần chi thường xuyên”; bổ sung phân cấp cho đối tượng là Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên từ 80 đến dưới 100% thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/1 lần mua tài sản; nên phân cấp cho cấp huyện được chủ động quyết định việc mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/lần phát sinh ngoài dự toán được giao đầu năm của ngân sách cấp huyện.
Một số ý kiến đề nghị có chính sách khen thưởng đối với những xã vùng cao có từ 50% trở lên thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới; đề nghị nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ cận nghèo từ 35% lên 50%; nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh đối với các trường học từ 25% lên 100%.
Có ý kiến đề nghị nên quy định mức trần hỗ trợ xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản; bỏ quy định “Lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở mức vay thấp nhất trong khung lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường của các Ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố”, vì hiện nay, Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất cho vay vốn trung hạn và dài hạn, trao quyền tự chủ cho các Ngân hàng tự thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
Có ý kiến đề nghị chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn không nên quy định nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng hình thức “hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư”, chỉ nên “cấp bù chênh lệch lãi suất”; nên phân biệt việc hỗ trợ theo từng loại dự án, mức độ ưu tiên; khống chế mức hỗ trợ tối đa cho một dự án để đảm bảo phù hợp với nguồn lực của tỉnh; chỉ hỗ trợ cho những dự án hoàn thành đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Nghiên cứu bổ sung quy định xử lý đối với các dự án được hỗ trợ khi xảy ra rủi ro để giảm thiệt hại cho ngân sách.
Đối với chức danh “Phụ trách công tác xã hội (văn hóa, xã hội, thể thao, gia đình và trẻ em…)” trong chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp phường, nên bổ sung thêm nhiệm vụ “dân số”; thay thế cụm từ “Nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số” thành “nhân viên y tế thôn bản” tại chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố; có cơ chế đặc thù đối với một số chức danh tại các thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn rộng (như chức danh y tế thôn bản, công an viên...).
Một số ý kiến đề nghị sau khi nghị quyết được ban hành, các ngành chức năng cần có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện, trong đó có việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với cấp xã, cấp thôn, bản được khoán quỹ phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách.
Có ý kiến đề nghị xem xét lại mức khoán chi bình quân đầu người của cơ quan Văn phòng cấp ủy - chính quyền cấp huyện cần tương quan với mức khoán chi của cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Thanh tra - Kiểm tra cấp huyện; đề nghị làm rõ khoán chi của cơ quan Văn phòng cấp ủy - chính quyền cấp huyện đã bao gồm Thường trực cấp Ủy, HĐND, UBND chưa?
Cổng Thông tin điện tử tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật những nội dung tiếp theo của kỳ họp.