Thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nằm ở ven hồ Thác, là nơi sinh sống của hơn 200 hộ. Là thôn có ít ruộng nước nên người dân sống chủ yếu vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà. Cả thôn hiện có trên 50 lồng cá, chủ yếu là cá trắm, rô phi đơn tính, lăng, ngạnh...
Ông Lê Văn Thư - Giám đốc HTX Tổng hợp thủy sản Vĩnh Kiên (người ngồi) kiểm tra trọng lượng cá lăng của các hộ thành viên.
Không chỉ nuôi lồng, người dân còn áp dụng biện pháp quây lưới để nuôi các loại cá. Nhờ nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ trong thôn Mạ có thu nhập vài chục triệu đến cả trăm triệu như gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh, Hoàng Văn Toàn, bà Nguyễn Thị Thơ, La Thị Dư...
Hiện nay, thôn có gần 100 hộ khá, giàu. Là một trong số những hộ đầu tiên trong thôn mạnh dạn quây lưới eo ngách trên hồ để nuôi cá, ông Trần Văn Thịnh cho biết: "Được Nhà nước hỗ trợ tiền, tôi đầu tư mua lưới tốt về quây ngách hồ nuôi các loại cá: trắm cỏ, cá rô phi đơn tính, cá ngạnh. Nuôi cá theo hình thức này rất hiệu quả, cá phát triển nhanh, ít dịch bệnh do nước lưu thông tạo môi trường nuôi sạch sẽ. Chi phí cho đầu tư ban đầu và chăn nuôi ít hơn nuôi cá lồng, do tận dụng được thức ăn tự nhiên”.
Nhận thấy hiệu quả của phương thức nuôi cá eo ngách, nhiều hộ trong xã đầu tư quây lưới nuôi cá. Hiện, toàn xã có 12 hộ đầu tư nuôi cá eo ngách với diện tích 13 ha.
Để việc nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả bền vững, thời gian qua, Vĩnh Kiên luôn quan tâm, chú trọng vận động người dân tập trung chủ yếu ở thôn Mạ để duy trì, mở rộng quy mô nuôi; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến người dân.
Hiện nay, tổng diện tích mặt hồ xã đang quản lý là trên 500 ha với gần 50 lồng cá kiên cố; trong đó, chủ yếu tập trung nuôi cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính.
Để chăn nuôi thủy sản phát triển, có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chính quyền xã vận động người dân tham gia vào Hợp tác xã (HTX) Tổng hợp thủy sản Vĩnh Kiên. Mặc dù mới được thành lập đầu năm 2018, nhưng HTX đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong cung ứng giống cũng như tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia.
Hiện, HTX có 11 thành viên, được giao quản lý gần 30 ha mặt nước hồ Thác Bà. HTX chuyên nuôi các loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao như: cá ngạnh, cá lăng với 36 lồng cá, thu nhập mỗi lồng ước đạt gần 600 triệu đồng. Sản phẩm của thành viên HTX cung cấp cho một số nhà hàng ở thành phố Yên Bái, tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội.
Ông Lê Văn Thư - Giám đốc HTX cho biết: "Để tận dụng mặt nước hồ Thác Bà, nâng cao thu nhập cho thành viên và góp phần giữ vững tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới của xã hiện nay, HTX đang đóng thêm 30 lồng để mở rộng diện tích nuôi các loại cá đặc sản”.
Ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên cho biết: "Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh kinh tế của xã. Do đó, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đầu tư chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là các giống cá đặc sản. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, chú trọng tập huấn kiến thức nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp người nông dân tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có ở địa phương”.
1466 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nằm ở ven hồ Thác, là nơi sinh sống của hơn 200 hộ. Là thôn có ít ruộng nước nên người dân sống chủ yếu vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà. Cả thôn hiện có trên 50 lồng cá, chủ yếu là cá trắm, rô phi đơn tính, lăng, ngạnh...Không chỉ nuôi lồng, người dân còn áp dụng biện pháp quây lưới để nuôi các loại cá. Nhờ nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ trong thôn Mạ có thu nhập vài chục triệu đến cả trăm triệu như gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh, Hoàng Văn Toàn, bà Nguyễn Thị Thơ, La Thị Dư...
Hiện nay, thôn có gần 100 hộ khá, giàu. Là một trong số những hộ đầu tiên trong thôn mạnh dạn quây lưới eo ngách trên hồ để nuôi cá, ông Trần Văn Thịnh cho biết: "Được Nhà nước hỗ trợ tiền, tôi đầu tư mua lưới tốt về quây ngách hồ nuôi các loại cá: trắm cỏ, cá rô phi đơn tính, cá ngạnh. Nuôi cá theo hình thức này rất hiệu quả, cá phát triển nhanh, ít dịch bệnh do nước lưu thông tạo môi trường nuôi sạch sẽ. Chi phí cho đầu tư ban đầu và chăn nuôi ít hơn nuôi cá lồng, do tận dụng được thức ăn tự nhiên”.
Nhận thấy hiệu quả của phương thức nuôi cá eo ngách, nhiều hộ trong xã đầu tư quây lưới nuôi cá. Hiện, toàn xã có 12 hộ đầu tư nuôi cá eo ngách với diện tích 13 ha.
Để việc nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả bền vững, thời gian qua, Vĩnh Kiên luôn quan tâm, chú trọng vận động người dân tập trung chủ yếu ở thôn Mạ để duy trì, mở rộng quy mô nuôi; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến người dân.
Hiện nay, tổng diện tích mặt hồ xã đang quản lý là trên 500 ha với gần 50 lồng cá kiên cố; trong đó, chủ yếu tập trung nuôi cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính.
Để chăn nuôi thủy sản phát triển, có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chính quyền xã vận động người dân tham gia vào Hợp tác xã (HTX) Tổng hợp thủy sản Vĩnh Kiên. Mặc dù mới được thành lập đầu năm 2018, nhưng HTX đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong cung ứng giống cũng như tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia.
Hiện, HTX có 11 thành viên, được giao quản lý gần 30 ha mặt nước hồ Thác Bà. HTX chuyên nuôi các loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao như: cá ngạnh, cá lăng với 36 lồng cá, thu nhập mỗi lồng ước đạt gần 600 triệu đồng. Sản phẩm của thành viên HTX cung cấp cho một số nhà hàng ở thành phố Yên Bái, tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội.
Ông Lê Văn Thư - Giám đốc HTX cho biết: "Để tận dụng mặt nước hồ Thác Bà, nâng cao thu nhập cho thành viên và góp phần giữ vững tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới của xã hiện nay, HTX đang đóng thêm 30 lồng để mở rộng diện tích nuôi các loại cá đặc sản”.
Ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên cho biết: "Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh kinh tế của xã. Do đó, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đầu tư chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là các giống cá đặc sản. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, chú trọng tập huấn kiến thức nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp người nông dân tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có ở địa phương”.